Tại sao cán bộ công chức không được mua đất nông nghiệp?
Cập nhập: 9/13/2021 4:11:48 PM - Công ty luật Dragon
Luật Dragon đã nhận được rất nhiều câu hỏi liên quan đến tại sao cán bộ công chức không được mua đất nông nghiệp? Bởi có rất nhiều bạn đọc có dự định về quê mua đất nông nghiệp nhưng không được mua vì bản thân hiện đang là cán bộ công chức nhà nước? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc này giúp bạn.
Tại sao cán bộ công chức không được mua đất nông nghiệp?
Nhiều bạn đọc không tìm hiểu trước về luật đất đai, sau khi mua đất trồng lúa để sản xuất thì lại bị phạt và buộc trả lại đất. Lúc này các bạn đọc tìm đến luật sư giúp đỡ thì đã không còn kịp nữa.

Cán bộ công chức có được mua đất nông nghiệp không?
Vậy tại sao cán bộ công chức không được mua đất nông nghiệp?
Theo khoản 3 điều 191 của bộ luật Đất đai đã quy định rõ ràng như sau: “Hộ gia đình hay cá nhân, không được trực tiếp sản xuất nông nghiệp cũng như không được nhận chuyển nhượng và nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa”
Như vậy, ta có thể hiểu rằng cá nhân không được tự ý nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho đất trồng lúa khi không trực tiếp sản xuất.
Vậy người trực tiếp sản xuất nông nghiệp là ai? Người trực tiếp sản xuất nông nghiệp gồm:
- Đối tượng không được hưởng lương thường xuyên;
- Đối tượng đã nghỉ hưu;
- Đối tượng đã hưởng trợ cấp xã hội do thôi việc;
- Đối tượng nghỉ do mất sức lao động.
Lưu ý, các cơ quan có liên quan sẽ từ chối đăng ký sang tên nếu đối tượng là cán bộ hoặc công chức sang quyền sử dụng đất cho người thân trong gia đình hoặc một cá nhân khác.
Do đối tượng là cán bộ hoặc công chức là đối tượng được hưởng lương thường xuyên nên chuyện sang tên hoặc chuyển nhượng đất trồng lúa là điều trái với pháp luật. Mặt khác những loại đất dưới đây sẽ hợp pháp bao gồm:
- Đất trồng cây hàng năm;
- Đất rừng sản xuất;
- Đất dùng để nuôi trồng thuỷ sản;
- Đất dùng làm muối;
- Đất dùng trồng cây lâu năm.
Ngoài ra, mặc dù không được trực tiếp sản xuất nông nghiệp nhưng các đối tượng là cán bộ, công chức và viên chức vẫn được thừa kế quyền sử dụng đất trồng lúa.
Đất trồng lúa là đất mà cán bộ công chức không được mua
Mặt khác, căn cứ theo điều 3 thông tư 33/2017/TT-BTNMT về xác nhận hộ gia đình hay 1 cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp như sau:
Đối với các trường hợp cần xác nhận trực tiếp sản xuất nông nghiệp:
- Theo điều 54 của luật Đất đai, giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình hoặc cá nhân;
- Đăng ký nhận chuyển nhượng;
- Được cấp quyền và công nhận được sử dụng;
- Được bồi thường và hỗ trợ khi thu hồi đất nông nghiệp.
Làm thế nào để xác nhận cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp?
Các bạn đọc hãy căn cứ theo những điều sau:
- Hiện đang sử dụng đất do nhà nước giao, cho thuê, chuyển nhượng, thừa kế,...;
- Là đối tượng không được hưởng lương thường xuyên, nghỉ hưu, không có việc làm và hưởng trợ cấp xã hội, nghỉ do mất sức lao động;
- Nguồn thu nhập chủ yếu từ sản xuất nông nghiệp do chính đất đang sử dụng.
- Lưu ý, trường hợp giao đất nông nghiệp cho cá nhân, đăng ký nhận chuyển nhượng, nhận tặng quyền sử dụng đất cho cá nhân thì loại trừ các đối tượng: không được hưởng lương thường xuyên, nghỉ hưu, không có việc làm và hưởng trợ cấp xã hội, nghỉ do mất sức lao động;
Luật Đất đai được dùng để trả lời câu hỏi cán bộ công chức có được mua đất nông nghiệp không?
Hình phạt dành cho đối tượng có hành vi cố ý mua đất trồng lúa?
Điều 26 khoản 2 của bộ luật Đất đai đã nói rất rõ như sau: “ Đối tượng là cán bộ hoặc công chức nhà nước nếu có hành động nhận chuyển nhượng hay nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa sẽ bị phạt tiền từ 2 đến 5 triệu đồng”
Không chỉ bị phạt tiền, mà đối tượng trên còn bị buộc trả lại toàn bộ diện tích đất trồng lúa.
Bài viết trên đã được Luật Dragon giải đáp vấn đề tại sao cán bộ công chức không được mua đất nông nghiệp cụ thể là đất trồng lúa cũng như hình phạt. Nếu bạn đọc vẫn gặp khó khăn hay thắc mắc cần giải quyết, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua https://congtyluatdragon.com/ để trợ giúp trong thời gian sớm nhất.
>>> Xem ngay: Hạch toán chi phí thuê luật sư tranh chấp đất đai TẠI ĐÂY