Đất LUC là gì? Đất LUC có lên thổ cư được không?
Cập nhập: 12/29/2023 3:43:03 PM - Công ty luật Dragon
“Em chào Luật sư, em đang dự tính đầu tư đất LUC nhằm đón đầu quy hoạch lên thổ cư. Luật sư cho em hỏi chi tiết đất LUC là gì và em có thể chuyển nó lên thổ cư được không ạ? Em cảm ơn Luật sư”.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Ban biên tập Luật Dragon, ngay sau đây Luật sư Nguyễn Minh Long sẽ giải đáp cho bạn chi tiết về đất LUC là gì ngay sau đây.
Đất LUC là gì?
Khái niệm đất LUC
Căn cứ theo Mục III. 13 Phụ lục số 01 Thông tư 25/2014/TT-BTNMT, LUC là ký hiệu của đất trồng lúa nước, thuộc nhóm đất nông nghiệp. Đây là loại cây lương thực quan trọng của Việt Nam, góp phần đảm bảo an ninh lương thực không những trong nước mà còn trên thế giới. Sản phẩm gạo của cây lúa nước hiện nay đang là mặt hàng xuất khẩu chủ đạo của nước ta, với tổng sản lượng xuất khẩu 4,79 triệu tấn - trị giá hơn 2,33 tỷ USD trong tháng 8/2022.
Mục đích sử dụng đất LUC
Như cái tên của nó, đất LUC được sử dụng với mục đích duy nhất là để trồng lúa nước, cung cấp nguồn lương thực cho đời sống địa phương cũng như cải thiện kinh tế - xã hội. Lúa gạo là lương thực chính ở nhiều quốc gia trên thế giới, cộng với sản lượng dồi dào của Việt Nam, mặt hàng này đang là nguồn thu xuất khẩu chủ đạo của nước ta - trị giá hơn 2.33 tỷ USD theo số liệu trong tháng 8/2022 đã được đề cập ở trên.
Theo quy định tại khoản 1, 2, 3 Điều 3 Nghị định 35/2015/NĐ-CP, đất chuyên trồng lúa nước là đất trồng được hai vụ lúa nước trở lên trong năm.
Đất LUC có lên thổ cư được không?
Câu trả lời là Có thể, nếu việc chuyển đổi phù hợp với quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đai tại địa phương. Trong trường hợp đất LUC của bạn được phép lên thổ cư, căn cứ vào điều 69 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, bạn có thể thực hiện thủ tục sau để thực hiện việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất.
Điều 69. Trình tự, thủ tục cho phép chuyển mục đích sử dụng đất
1. Người sử dụng đất nộp đơn xin phép chuyển mục đích sử dụng đất kèm theo Giấy chứng nhận đến cơ quan tài nguyên và môi trường (cấp huyện đối với cá nhân/hộ gia đình, cấp tỉnh đối với tổ chức).
2. Cơ quan tài nguyên và môi trường có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ; xác minh thực địa, thẩm định nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất; hướng dẫn người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật; trình Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; chỉ đạo cập nhật, chỉnh lý cơ sở dữ liệu đất đai, hồ sơ địa chính.
Đối với trường hợp nhà đầu tư nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất của người đang sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư thì thực hiện thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất đồng thời với thủ tục cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.
3. Người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định.
Đất LUC và LUK khác nhau như thế nào?
Đất LUC và LUK đều là đất trồng lúa nước, nhưng khác nhau chủ yếu ở số vụ sản xuất trong năm. Cụ thể, căn cứ tại khoản 2 và 4 Nghị định số 35/2015/NĐ-CP về quản lý, sử dụng đất trồng lúa:
-
Đất LUC: đất chuyên trồng lúa nước là đất trồng được hai vụ lúa nước trở lên trong năm.
-
Đất LUK: đất trồng lúa nước còn lại là đất chỉ phù hợp trồng được một vụ lúa nước trong năm.
Trên đây là toàn bộ giải đáp của Luật sư Nguyễn Minh Long cho thắc mắc “Đất LUC là gì?” và những thông tin pháp lý liên quan đến loại đất này. Mọi quyết định đầu tư của độc giả về việc mua đất LUC nhằm đón đầu quy hoạch cần phải cân nhắc thật kỹ để đảm bảo tránh rủi ro về tài chính cho bản thân. Nếu cần tham vấn pháp lý về đất LUC trực tiếp với Luật sư Nguyễn Minh Long, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Công ty Luật Dragon qua:
Hotline: 1900.599.979(Miễn phí) - 098.301.9109
Email: dragonlawfirm@gmail.com
Facebook: https://www.facebook.com/vanphongluatsudragon
Văn phòng Luật sư tại Hà Nội: Phòng 14.6, Tầng 14, Tòa nhà Vimeco, đường Phạm Hùng, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
Văn phòng Luật sư tại Long Biên: số 24 ngõ 29 Phố Trạm, Long Biên, Hà Nội.
Văn Phòng Luật Sư tại Hải Phòng: Số 102, lô 14 đường Lê Hồng Phong, quận Hải An, TP Hải Phòng.
>>> Xem thêm: Diện tích đất thổ cư tối đa là bao nhiêu?