Công ty luật Dragon
Đoàn Luật Sư Thành Phố Hà Nội

Công ty luật Dragon

RST là đất gì? Đất RST có được xây nhà ở không?

Cập nhập: 12/11/2023 9:16:17 AM - Công ty luật Dragon

Bạn đang quan tâm đến một mảnh đất nhưng nhìn trên bản đồ quy hoạch, chúng được đánh dấu là RST. Vậy bạn có có biết RST là đất gì không? Loại đất RST có được xây nhà ở như thổ cư không?

Trong bài viết này, Công ty Luật Dragon sẽ giải đáp cho bạn A-Z những thắc mắc trên và những phân tích pháp lý liên quan đến loại đất này, từ đó giúp bạn có đầy đủ thông tin trước khi đưa ra bất cứ quyết định đầu tư bất động sản nào.

1. RST là đất gì?

Ký hiệu RST là gì?

Ký hiệu RST là gì?

Căn cứ theo thông tư 55/2013/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường, ký hiệu RST để chỉ loại đất rừng sản xuất, thuộc nhóm đất nông nghiệp. Do đó, đất RST là khu vực được phát triển bằng cách dùng nhân lực để trồng rừng bằng vốn chủ sở hữu hoặc vốn Nhà nước. Loại đất này được phép sử dụng cho các hoạt động sản xuất và kinh doanh các sản phẩm lâm nghiệp như gỗ và sinh vật rừng. 

2. Đất RST có được xây nhà ở không?

Câu trả lời là Không. Điều này là bởi đất RST thuộc nhóm đất nông nghiệp, căn cứ theo khoản 3 điều 12 Luật Đất đai 2013, việc sử dụng sai mục đích sẽ không được phép theo quy định của pháp luật:

Điều 12. Những hành vi bị nghiêm cấm

3. Không sử dụng đất, sử dụng đất không đúng mục đích.

Do đó, nếu muốn xây nhà ở trên đất RST, bạn cần đề nghị chuyển đổi mục đích sử dụng đất sang đất ở (đất thổ cư) để được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xem xét. Nếu cố tình xây nhà hoặc sử dụng sai mục đích trên đất RST, hình thức xử phạt của cơ quan chức năng có thẩm quyền như sau (Căn cứ khoản 2, 3 Điều 8 Nghị định 102/2014/NĐ-CP): 

Điều 8. Chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép

2. Chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng sang đất phi nông nghiệp thì hình thức và mức xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép dưới 0,5 héc ta;

b) Phạt tiền từ trên 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,5 héc ta đến dưới 03 héc ta;

c) Phạt tiền từ trên 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 03 héc ta trở lên.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này;

b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.

3. Thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất RST sang đất ở

Chuyển đổi đất RST sang đất ở

Chuyển đổi đất RST sang đất ở

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Người có quyền sử dụng đất  cần tổng hợp hồ sơ đề nghị chuyển đổi mục đích sử dụng đất RST sang đất ở theo quy định Thông tư 30/2014/TT-BTNMT, bao gồm:

- Đơn xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ RST sang đất ở.

- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Bước 2: Nộp hồ sơ và thẩm định

- Nộp hồ sơ tại Uỷ ban Nhân dân cấp huyện (đối với cá nhân) hoặc cấp tỉnh (đối với tổ chức).

- Nếu hồ sơ có sai sót hoặc thiếu bất cứ giấy tờ nào, cơ quan tiếp nhận hồ sơ sẽ yêu cầu hoàn thiện lại. Sau khi đã đầy đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền sẽ thực hiện xác minh thực địa và thẩm định đơn xin chuyển đổi.

Bước 3: Quyết định chuyển đổi

- UBND có thẩm quyền sẽ quyết định việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ DKV sang đất ở (thổ cư).

- Lưu ý, quyết định chấp thuận chuyển đổi phụ thuộc vào quy hoạch tại địa phương và không đảm bảo 100% trường hợp đề nghị sẽ được chuyển đổi.

Bước 4: Bổ sung và cập nhật cơ sở dữ liệu đất đai

- Nếu việc chuyển đổi được chấp thuận, người đề nghị sẽ thanh toán các nghĩa vụ tài chính theo quy định.

- Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sẽ thực hiện cập nhật cơ sở dữ liệu đất đai vào hồ sơ địa chính.

Trên đây là A-Z giải đáp từ Luật sư của Công ty Luật Dragon cho thắc mắc “đất RST là đất gì?” và những thông tin pháp lý liên quan đến loại đất này. Hy vọng rằng, với những kiến thức được chúng tôi chia sẻ trong bài viết, bạn đã có được những quyết định giao dịch đất đai an toàn, phù hợp với nhu cầu và mong muốn của mình.

Chúc bạn thành công!

Hỗ trợ trực tuyến

Luật sư Nguyễn Minh Long

Điện Thoại: 098.301.9109

Tổng đài tư vấn trực tuyến:1900.599.979

Địa chỉ văn phòng: Phòng 14.6, Tòa nhà Vimeco, đường Phạm Hùng, Quận Cầu Giấy, Hà Nội.

Email: dragonlawfirm@gmail.com

DMCA Protect

DMCA.com Protection Status
zalo Phone