Need Help? 1900 599 979

Tư vấn Luật Đất đai

Fun facts
Luật Đất đai
Kế hoạch sử dụng đất là gì? Căn cứ lập kế hoạch sử dụng đất

Kế hoạch sử dụng đất là gì? Căn cứ lập kế hoạch sử dụng đất

Cập nhập: 29/12/2023 | 10:54:08 AM - CÔNG TY LUẬT DRAGON

Kế hoạch sử dụng đất là một trong những công cụ quan trọng để cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tại Trung ương và địa phương quản lý đất đai hiệu quả, tạo điều kiện để phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Vậy cụ thể, kế hoạch sử dụng đất là gì, căn cứ để triển khai lập bao gồm những nội dung nào? Nguyên tắc lập kế hoạch sử dụng đất ra sao? Tất cả sẽ được Luật Dragon giải đáp trong bài viết dưới đây.

Kế hoạch sử dụng đất là gì?

Theo Khoản 3 Điều 3 Luật Đất đai 2013, Kế hoạch sử dụng đất là việc phân chia quy hoạch sử dụng đất theo thời gian để thực hiện trong kỳ quy hoạch sử dụng đất. Thời gian của kỳ quy hoạch sử dụng đất theo quy định tại Khoản 1 Điều 6 “Luật Sửa đổi Bổ sung của 37 Luật liên quan đến Quy hoạch” là 10 năm. 

Với kỳ kế hoạch sử dụng đất quốc gia, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh, kế hoạch sử dụng đất quốc phòng và kế hoạch sử dụng đất an ninh - thời gian sẽ là 05 năm. Riêng với kỳ kế hoạch sử dụng đất tại cấp huyện, UBND cấp tỉnh sẽ có trách nhiệm lập kế hoạch hàng năm. Cụ thể như sau:

Điều 6. Sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Đất đai

1. Sửa đổi, bổ sung Chương IV như sau:

Điều 37. Thời kỳ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

1. Thời kỳ quy hoạch sử dụng đất là 10 năm. Tầm nhìn của quy hoạch sử dụng đất quốc gia là từ 30 năm đến 50 năm và cấp huyện là từ 20 năm đến 30 năm.

2. Thời kỳ kế hoạch sử dụng đất quốc gia, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh, kế hoạch sử dụng đất quốc phòng và kế hoạch sử dụng đất an ninh là 05 năm; kế hoạch sử dụng đất cấp huyện được lập hàng năm.

 

Ví dụ: Theo kế hoạch sử dụng tại Quận Bình Tân năm 2023 được phê duyệt trong Quyết định 2913/QĐ-UBND của UBND TP. Hồ Chí Minh, thành phố đã quy định chỉ tiêu một số loại đất tại địa bàn quận như sau:

 

1. Đất nông nghiệp: 548,46 hecta

Trong đó:

+ Đất trồng lúa: 244,70 hecta

+ Đất trồng cây hàng năm khác: 223,28 hecta

+ Đất trồng cây lâu năm: 43,59 hecta

2. Đất phi nông nghiệp: 4.653,63 hecta

Trong đó:

+ Đất quốc phòng: 12,10 hecta

+ Đất an ninh: 3,16 hecta

+ Đất khu công nghiệp: 385,01 hecta

>>> Xem thêm: Văn phòng luật sư tư vấn đất đai tại Hà Nội

Căn cứ lập kế hoạch sử dụng đất

Bản đồ quy hoạch Hà Nội 1/500 mới nhất đến năm 2030, 2050

Bản đồ quy hoạch Hà Nội 1/500 mới nhất đến năm 2030, 2050

Theo từng cấp quản lý, việc lập kế hoạch sử dụng đất sẽ dựa vào căn cứ khác nhau. Cụ thể:

Căn cứ lập kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia

Theo khoản 3 Điều 38 Luật Đất đai 2013 (được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 1 Điều 6 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018), căn cứ lập kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia sẽ thực hiện dựa trên:

+ Quy hoạch sử dụng đất quốc gia;

+ Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm và hàng năm của cả nước;

+ Nhu cầu sử dụng đất 05 năm của các ngành, lĩnh vực, của cấp tỉnh;

+ Kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ trước;

+ Khả năng đầu tư, huy động nguồn lực để thực hiện kế hoạch sử dụng đất.

Căn cứ lập kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh

Theo khoản 3 Điều 39 Luật Đất đai 2013 (được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 1 Điều 6 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018), căn cứ lập kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh sẽ được triển khai dựa trên:

+ Kế hoạch sử dụng đất quốc gia; nội dung phân bổ và khoanh vùng đất đai trong quy hoạch tỉnh;

+ Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm và hàng năm của cấp tỉnh;

+ Nhu cầu sử dụng đất 05 năm của các ngành, lĩnh vực, của cấp tỉnh, cấp huyện;

+ Kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh thời kỳ trước;

+ Khả năng đầu tư, huy động nguồn lực để thực hiện kế hoạch sử dụng đất.

Căn cứ lập kế hoạch sử dụng đất cấp huyện

Theo khoản 3 Điều 40 Luật Đất đai 2013 (được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 1 Điều 6 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018), kế hoạch sử dụng đất cấp huyện sẽ được lập dựa trên căn cứ:

+ Kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh;

+ Quy hoạch sử dụng đất cấp huyện;

+ Nhu cầu sử dụng đất trong năm kế hoạch của các ngành, lĩnh vực, của cấp huyện, cấp xã;

+ Khả năng đầu tư, huy động nguồn lực để thực hiện kế hoạch sử dụng đất.

Căn cứ lập kế hoạch sử dụng đất an ninh

Theo khoản 3 Điều 41 Luật Đất đai 2013 (được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 1 Điều 6 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018), kế hoạch sử dụng đất an ninh phải dựa trên những căn cứ sau khi lập:

+ Kế hoạch sử dụng đất quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc phòng, quy hoạch sử dụng đất an ninh;

+ Nhu cầu sử dụng đất 05 năm quốc phòng, an ninh;

+ Kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất quốc phòng, kế hoạch sử dụng đất an ninh thời kỳ trước;

+ Khả năng đầu tư, huy động nguồn lực để thực hiện kế hoạch sử dụng đất quốc phòng, kế hoạch sử dụng đất an ninh.

Nguyên tắc lập kế hoạch sử dụng đất

Nguyên tắc lập kế hoạch sử dụng đất dựa theo Luật đất đai 2023

Căn cứ theo Khoản 1 Điều 35 Luật Đất đai 2013 (được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 1 Điều 6 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018), việc lập kế hoạch sử dụng đất phải thực hiện dựa trên các nguyên tắc sau:

+ Phù hợp với chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh;

+ Kế hoạch sử dụng đất phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất cùng cấp đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; đối với kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh phải phù hợp với phương án phân bổ, khoanh vùng đất đai trong quy hoạch tỉnh;

+ Sử dụng đất tiết kiệm và có hiệu quả;

+ Khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường; thích ứng với biến đổi khí hậu;

+ Bảo vệ, tôn tạo di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh;

+ Kế hoạch của ngành, lĩnh vực, địa phương có sử dụng đất phải bảo đảm phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, phê duyệt.

Hành vi vi phạm kế hoạch sử dụng đất

Căn cứ theo điều 97 Luật Đất đai 2013, một số hành vi vi phạm kế hoạch sử dụng đất khi thi hành công vụ được pháp luật quy định như sau:

+ Không tổ chức lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất kịp thời theo quy định;

+ Không thực hiện đúng quy định về tổ chức lấy ý kiến nhân dân trong quá trình lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;

+ Không công bố quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; 

+ Không công bố việc điều chỉnh hoặc hủy bỏ việc thu hồi hoặc chuyển mục đích đối với phần diện tích đất ghi trong kế hoạch sử dụng đất mà sau 03 năm chưa có quyết định thu hồi đất hoặc chưa được phép chuyển mục đích sử dụng đất; không báo cáo thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

Trên đây là toàn bộ giải đáp của Luật Dragon cho thắc mắc ”Kế hoạch sử dụng đất là gì?” và những thông tin pháp lý liên quan đến công tác lập kế hoạch sử dụng đất tại các cấp: quốc gia, cấp tỉnh, cấp huyện,... Hy vọng rằng, thông qua bài viết của chúng tôi, bạn đã có những kiến thức luật Đất đai cần thiết phục vụ cho công việc của mình.

>>> Xem thêm: Khởi kiện quyết định hành chính về đất đai

Bài viết cùng chuyên mục

LUK là đất gì? Đất LUK có lên thổ cư được không?

LUK là đất gì? Đất LUK có lên thổ cư được không?

“Em chào Luật sư, em nghe nói sắp tới có khu công nghiệp mới về chỗ em nên em muốn đầu tư một ít đất nông nghiệp để đầu tư và chuyển đổi sang đất thổ cư. Tuy nhiên, em thấy mảnh đất em định mua có ký hiệu là LUK trên bản đồ quy hoạch đất đai. Luật sư cho em hỏi LUK là đất gì và liệu nó có chuyển sang đất ở được không ạ? Em cảm ơn Luật sư”.

DSH là đất gì? Đất DSH có được xây nhà không?

DSH là đất gì? Đất DSH có được xây nhà không?

Khi đọc bản đồ quy hoạch đất đai, chắc hẳn bạn từng thấy qua ký hiệu DSH rồi đúng không nào? Vậy bạn biết đất DSH là đất gì không? Đất DSH này có phải đóng thuế và có được xây nhà không? Cùng Luật Dragon tìm hiểu A-Z ngay trong bài viết này.

Đất LNK là gì? Có chuyển đổi sang đất ở được không?

Đất LNK là gì? Có chuyển đổi sang đất ở được không?

“Em chào Luật sư, em đang muốn mua mảnh đất LNK giá rẻ để chuyển đổi sang thổ cư nhằm tạo ra lợi nhuận. Luật sư có thể giải đáp chi tiết cho em LNK là đất gì và loại đất này có chuyển đổi sang đất ở được không? Em cảm ơn Luật sư”.

[GIẢI ĐÁP] Đóng thuế nhà đất ở đâu?

[GIẢI ĐÁP] Đóng thuế nhà đất ở đâu?

“Em chào Luật sư, em vừa mua mảnh đất thổ cư và phải đóng thuế Nhà nước. Luật sư cho hỏi là em có thể đóng thuế nhà đất ở đâu và cách tính thuế như thế nào? Cảm ơn Luật sư.”

Tổng hợp 7 trường hợp không được gia hạn sử dụng đất

Tổng hợp 7 trường hợp không được gia hạn sử dụng đất

Quyền sử dụng đất là một trong những tài sản quan trọng của người dân, hộ gia đình và doanh nghiệp. Tuy nhiên, quyền sử dụng đất không phải loại nào cũng là vĩnh viễn, mà một số loại đất sẽ có thời hạn nhất định theo quy định của pháp luật.

Ký hiệu TSN là đất gì? 3 đặc điểm của đất TSN

Ký hiệu TSN là đất gì? 3 đặc điểm của đất TSN

Em chào Luật sư, em dự tính khởi nghiệp nuôi trông thuỷ sản tại quê và đang tìm đất để thực hiện sản xuất. Nhiều người bảo em là nên mua đất TSN là tiện nhất. Vậy Luật sư cho em hỏi, đất TSN là đất gì? Hồ sơ thủ tục chuyển nhượng đất này là như thế nào? Cảm ơn Luật sư!” - Minh (Hậu Giang).

LNC là đất gì? Đất LNC có lên thổ cư được không?

LNC là đất gì? Đất LNC có lên thổ cư được không?

“Em chào Luật sư, em được đứa em giới thiệu mua đất LNC giá rẻ mà vị trí đẹp, sau này có thể chuyển đổi thành đất ở lâu dài được. Vậy luật sư cho em hỏi đất LNC là đất gì, có chuyển đổi được như đứa em em nói không ạ? Em cảm ơn Luật sư” - Long (Kon Tum)

DTT là đất gì? Nguyên tắc quy hoạch, quản lý và sử dụng đất DTT

DTT là đất gì? Nguyên tắc quy hoạch, quản lý và sử dụng đất DTT

“Em chào Luật sư, em có dự định đầu tư xây sân bóng cỏ nhân tạo nhằm mục đích kinh doanh. Mọi người có nói em là phải mua đất DTT thì mới làm được. Luật sư cho em hỏi đất DTT là gì, có quy định gì đặc biệt khi đầu tư đất này không ạ? Em cảm ơn Luật sư” - Giang (Hà Đông).

Đất SKX là gì? Đất SKX có lên thổ cư được không?

Đất SKX là gì? Đất SKX có lên thổ cư được không?

“Em chào Luật sư, em đang dự định mua một mảnh đất đẹp với giá rẻ để đầu tư nhưng trên bản đồ địa chính có ký hiệu đây là đất SKX. Luật sư cho em hỏi SKX là đất gì và có thể chuyển sang được thổ cư không ạ? Em cảm ơn Luật sư nhiều!” - Quang (Hà Tĩnh).

DKV là đất gì? Có nên mua đất DKV không?

DKV là đất gì? Có nên mua đất DKV không?

“Em chào Luật sư, em có dự định mua mảnh đất khá đẹp gần nhà, nhưng khi xem quy hoạch thì nó không phải đất thổ cư mà là đất DKV. Luật sư cho em hỏi đất DKV là đất gì và em có nên mua loại đất này không ạ?”.

SKK là đất gì? Có nên mua đất SKK không?

SKK là đất gì? Có nên mua đất SKK không?

Đất SKK là khu vực đất dành riêng cho các cơ sở sản xuất kinh doanh hợp pháp đã được Nhà nước cấp phép xây dựng và được đưa vào hoạt động. Do đó, đất SKK có những quy định riêng rất đặc biệt về sử dụng và chuyển nhượng.

[Giải đáp] Diện tích đất thổ cư tối đa là bao nhiêu?

[Giải đáp] Diện tích đất thổ cư tối đa là bao nhiêu?

“Chào Luật sư, tôi đang có dự định mở rộng nhà nên muốn mua đất hàng xóm để gộp vào thửa nhà tôi. Tôi nghe nói, Nhà nước có quy định mức diện tích tối đa đất thổ cư cho phép để làm sổ đỏ. Không biết diện tích đất thổ cư tối đa là bao nhiêu? Luật sư giải đáp cho tôi với. Tôi cảm ơn” - anh Nam (Kiên Giang)

Tách sổ đỏ mất bao nhiêu tiền? Điều kiện thủ tục như thế nào?

Tách sổ đỏ mất bao nhiêu tiền? Điều kiện thủ tục như thế nào?

Tách sổ đỏ là quá trình chia đất và tài sản gắn liền với đất ra khỏi sổ đỏ chung để cấp sổ đỏ riêng cho từng người có quyền sử dụng mới. Việc tách sổ đỏ có thể xảy ra trong nhiều trường hợp, như khi chia tài sản thừa kế, khi chuyển nhượng, tặng cho, hoặc khi có sự thay đổi về diện tích, hình dạng, vị trí của tài sản.

Tranh chấp đất đai là gì? Ví dụ về tranh chấp đất đai

Tranh chấp đất đai là gì? Ví dụ về tranh chấp đất đai

Mâu thuẫn, tranh chấp trong lĩnh vực đất đai là vấn đề “muôn thưở” và đang xảy ra càng ngày càng nhiều trong thời gian gần đây do chúng ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế, tài sản của cá nhân/tổ chức. Nếu không được giải quyết triệt để, việc này có thể kéo theo nhiều tiềm ẩn mất an ninh trật tự, thậm chí là vi phạm pháp luật hình sự.

Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Theo Luật Đất đai 2013, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất - tên đầy đủ là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (còn được gọi với cái tên không chính thức là “Sổ đỏ”) là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp đối với người/nhóm người được đứng tên.

Luật sư tư vấn đất đai liên quan đến thu hồi đất đang trồng lúa sát khu dân cư để làm cụm công nghiệp

Luật sư tư vấn đất đai liên quan đến thu hồi đất đang trồng lúa sát khu dân cư để làm cụm công nghiệp

Liên quan đến chính sách của Nhà nước về việc thu hồi đất với mục đích để làm cụm công nghiệp đang được người dân quan tâm, tìm hiểu đến các luật sư giỏi có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực giải quyết tư vấn pháp luật về đất đai giải đáp các câu hỏi để làm rõ quy định pháp luật

phone phone phone