Công ty luật Dragon
Đoàn Luật Sư Thành Phố Hà Nội

Công ty luật Dragon

[Giải đáp]Vợ có được ủy quyền cho chồng bán đất không?

Cập nhập: 5/30/2022 12:00:23 PM - Công ty luật Dragon

Trong cuộc sống hôn nhân, việc định đoạt tài sản chung do cả vợ và chồng cùng quyết định. Tuy nhiên, trong một số trường hợp vì lý do khách quan mà một trong hai đối tượng trên vắng mặt không thể trực tiếp thực hiện giao dịch thì có thể ủy quyền cho đối phương thay mặt mình thực hiện giao dịch. Lúc này, hợp đồng ủy quyền được tạo nên để thực hiện giao dịch này. Điều này được quy định cụ thể theo quy định pháp luật.

 

Vợ có được ủy quyền cho chồng bán đất không

Uỷ quyền.

Vợ có được ủy quyền cho chồng bán đất hay không?

Trước khi trả lời câu hỏi trên thì chúng ta cần đi vào tìm hiểu một số vấn đề liên quan để hiểu rõ và đưa ra câu trả lời. Đầu tiên, ủy quyền ở đây có nghĩa là việc một người không thể tự mình thực hiện giao dịch nào đó nên đã để một người khác nhân danh mình để thực hiện công việc, và việc ủy quyền này được pháp luật quy định cụ thể. Xét nội dung câu hỏi trên, thì đất đai chính là tài sản chung của cả vợ và chồng (quy định cụ thể tại Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình 2014). Theo đó, nó được dùng để đảm bảo, phục vụ nhu cầu của gia đình nên khi muốn định đoạt tài sản chung thì phải có sự đồng ý của cả hai người. 

Vậy làm thế nào để phân biệt được đâu là tài sản chung và đâu là tài sản riêng? Tài sản chung của vợ chồng là tài sản được hình thành trong thời kỳ hôn nhân do hoạt động sản xuất, kinh doanh của hai vợ chồng, hoặc do được nhận tặng cho chung hoặc được cả hai thừa nhận đó là tài sản chung. Ngược lại, ta có thể hiểu tài sản riêng là tài sản có được trước hôn nhân hoặc một trong hai vợ chồng được tặng cho riêng và họ cũng không có thỏa thuận khác về tài sản riêng sẽ là tài sản chung. Đây là vấn đề nhạy cảm nên vợ chồng cần hiểu rõ để đảm bảo quyền lợi của mình.

Do vậy, đối với tài sản riêng thì họ có quyền tự mình quyết định mà không cần sự đồng ý của đối phương. Nhưng đối với tài sản chung thì khi muốn định đoạt phải có sự đồng ý của cả hai vợ chồng. Đặc biệt là các tài sản thuộc quy định tại Điều 35 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì thỏa thuận phải được lập thành văn bản. Cụ thể là bất động sản, động sản đăng ký quyền sở hữu, tài sản tạo ra nguồn thu nhập chính cho gia đình. Theo câu hỏi trên thì đất đai được coi là bất động sản nên khi muốn quyết định bán phải có sự thỏa thuận bằng văn bản của cả hai vợ chồng. Nếu không tuân thủ thì giao dịch trên sẽ không hợp lệ và bị tuyên vô hiệu.

Vợ ủy quyền cho chồng bán đất

Tài sản của vợ chồng.

Bởi vậy, khi thực hiện bất kỳ giao dịch nào liên quan đến tài sản chung của hai vợ chồng thì cần có sự đồng ý, nhất trí của cả hai. Trong trường hợp một bên vì lý do khách quan không thể trực tiếp tham gia giao dịch thì có thể ủy quyền cho đối phương thay mặt mình thực hiện. Do đó, trong hợp đồng chuyển nhượng đất đai (phần đất chung của hai vợ chồng) thì khi một trong hai vợ chồng vắng mặt thì vẫn có thể ủy quyền có người còn lại ký kết giao dịch thông qua hợp đồng ủy quyền. Nên trong trường hợp trên, người vợ có thể làm giấy ủy quyền cho chồng để triển khai giao dịch nếu không thể trực tiếp thực hiện.

Vợ ủy quyền bán đất cho chồng

Uỷ quyền trong hôn nhân.

Tóm lại, khi muốn chuyển nhượng quyền sử dụng đất đối với tài sản chung của hai vợ chồng thì bắt buộc phải có sự đồng ý của cả hai. Nếu một trong các bên không biết hoặc không đồng ý thì giao dịch này có thể bị vô hiệu, không có giá trị pháp luật theo quy định tại khoản 2 Điều 26 Luật Hôn nhân gia đình. Và để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình thì khi thuộc trường hợp này một trong hai bên có quyền khởi kiện, yêu cầu Tòa án giải quyết đòi lại đất theo quy định pháp luật.

Còn đối với tài sản riêng của vợ hoặc chồng thì khi không thể trực tiếp thực hiện giao dịch thì họ vẫn có thể ủy quyền cho đối phương thay mặt mình thực hiện. Người được ủy quyền trong trường hợp này chỉ có quyền hạn nhất định theo nội dung được ủy quyền và không được vượt quá phạm vi ủy quyền.

Ví dụ về đại diện theo ủy quyền trong hôn nhân

Chị D muốn bán mảnh đất đất số 02 ( là tài sản riêng của chị D). Tuy nhiên, vì công việc bận rộn nên chị đã lập hợp đồng ủy quyền cho chồng thay mặt mình thực hiện các thủ tục pháp lý để bán đất. Lúc này, người chồng ở đây không phải là chủ sở hữu tài sản chỉ có quyền định đoạt tài sản theo ủy quyền của chị D vì đây là tài sản riêng của chị . Đồng thời, người chồng phải thực hiện việc các nội dung ủy quyền và không được thực hiện quá phạm vi được ủy quyền. 

Qua bài viết trên, Luật Dragon hy vọng bạn đã có thêm thông tin về việc Vợ có được phép ủy quyền cho chồng bán đất không?, từ đó có cái nhìn tổng quan về vấn đề trên cũng như một số vấn đề pháp lý liên quan. Nếu có bất kỳ thắc mắc hoặc muốn tìm hiểu thêm về các vấn đề đã trình bày trên, vui lòng liên hệ đến cho chúng tôi để được hỗ trợ.

>>> Xem thêm: TOP 10 Luật sư giỏi tại Hà Nội

>>> Xem thêm: Công ty luật uy tín tại Hải Phòng

Hỗ trợ trực tuyến

Luật sư Nguyễn Minh Long

Điện Thoại: 098.301.9109

Tổng đài tư vấn trực tuyến:1900.599.979

Địa chỉ văn phòng: Phòng 14.6, Tòa nhà Vimeco, đường Phạm Hùng, Quận Cầu Giấy, Hà Nội.

Email: dragonlawfirm@gmail.com

DMCA Protect

DMCA.com Protection Status
zalo Phone