[Giải đáp A-Z] Giấy chuyển nhượng đất viết tay có giá trị không?
Cập nhập: 3/23/2023 4:12:48 PM - Công ty luật Dragon
Giấy tờ chuyển nhượng đất là hoạt động thường gặp trong mua bán bất động sản. Ttrong một số trường hợp, văn bản chuyển nhượng đất này có thể được thực hiện thông qua hình thức viết tay… Vậy giấy chuyển nhượng đất viết tay có giá trị không? Có thể làm sổ đỏ không? Bài viết sau đây, Công ty Luật Dragon sẽ giải đáp A-Z cho bạn.
1. Giấy chuyển nhượng đất viết tay có giá trị không?
Để biết được “Giấy chuyển nhượng đất viết tay có giá trị không?”, ta phải dựa vào cơ sở các văn bản Luật. Cụ thể ở đây là theo điểm a, khoản 3, điều 167 Luật Đất đai 2013:
“a) Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này;”
Dựa theo quy định trên, tất cả các giấy tờ chuyển nhượng đất đều phải được công chứng hoặc chứng thực thì mới có hiệu lực pháp luật. Do đó, sẽ xảy ra 2 trường hợp:
- Có hiệu lực: Giấy chuyển nhượng đất viết tay có công chứng/chứng thực từ Ủy ban Nhân dân, phòng Công chứng thì loại văn bản này có giá trị.
- Vô hiệu lực: Đối với giấy chuyển nhượng đất viết tay không có công chứng/chứng thực từ Cơ quan có thẩm quyền.
Trên thực tế, các giấy tờ chuyển nhượng viết tay thường rơi vào trường hợp thứ 2 là nhiều hơn. Đây là “nguồn cơn” gây ra nhiều rắc rối về pháp lý, thậm chí gây ra nhiều vụ tranh chấp không đáng có.
2. Nguyên nhân giấy chuyển nhượng đất viết tay
Giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất bằng giấy viết tay không phải là vấn đề hiếm gặp hiện nay nguyên nhân chủ yếu là:
- Do hiểu biết, kiến thức về pháp luật của các bên giao dịch còn hạn chế.
- Do sự tin tưởng, cả nể giữa các bên nên khi làm hợp đồng, nhiều người thường xem nhẹ hình thức hợp đồng khi giao kết nên “viết tay cho tiện”..
- Việc lập giấy chuyển nhượng đất viết tay không có chứng thực là mối nguy cơ tiềm ẩn gây ra nhiều rủi ro và khó khăn cho các bên trong quá trình thực hiện và thi hành hợp đồng. Ví dụ như: Hợp đồng mua bán đất viết tay bị vô hiệu sẽ khiến bạn cực kỳ khó khăn khi làm sổ đỏ chẳng hạn.
Vì vậy, bạn cần lưu ý các quy định pháp luật về hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất để tránh mắc phải sai sót và tranh chấp không đáng xảy ra sau này.
3. Giấy chuyển nhượng đất viết tay có làm được sổ đỏ không?
Giấy chuyển nhượng đất viết tay nếu được Công chứng, chứng thực bởi cơ quan có thẩm quyền phù hợp với điểm a, khoản 3, điều 167 Luật Đất đai 2013 thì hoàn toàn có hiệu lực theo pháp luật, hoàn toàn có thể làm Sổ đỏ. Bên cạnh đó, không có văn bản pháp lý nào quy định viết tay là không có giá trị theo pháp luật cả.
Do đó, nếu Giấy chuyển nhượng đất viết tay của bạn đã có chữ ký hai bên mua bán và có Công chứng/chứng thực của cơ quan có thẩm quyền thì hãy hoàn toàn yên tâm giao dịch nhé!
Căn cứ khoản 1 Điều 2 Thông tư 09/2021/TT-BTNMT, để được cấp sổ đỏ cho lô đất đã mua bán, bạn cần có các giấy tờ sau:
- Đơn đăng ký theo mẫu 09/ĐK về biến động đất đai do bên nhận chuyển nhượng (bên mua) kê khai và ký tên;
- Bản gốc Giấy chứng nhận Quyền sử dụng Đất đã cấp;
- Giấy tờ tùy thân, chứng minh tình trạng quan hệ (còn hạn), giấy tờ chứng minh nơi ở;
- Hợp đồng, văn bản chuyển nhượng quyền sử dụng đất bản gốc đã được Công chứng/Chứng thực;
- Văn bản ủy quyền (nếu có);
Sau khi chuẩn bị xong những hồ sơ trên, bạn cần mang các giấy tờ này đi nộp tại Văn phòng Đăng ký Quyền Sử Dụng Đất của UBND cấp xã, địa phương nơi có lô đất bạn mới mua để thực hiện xin cấp sổ đỏ.
Trên đây là giải đáp cho thắc mắc “Giấy chuyển nhượng đất viết tay có giá trị không?” của Công ty Luật Dragon. Hy vọng với những thông tin trên, bạn đã có được những kiến thức để chuyển nhượng quyề sử dụng nhà đất một cách an toàn, đúng pháp luật.
>>> Xem thêm: Thuê luật sư đất đai bao nhiêu tiền?
Mọi thông tin chi tiết về vấn đề pháp lý, xin liên hệ với chúng tôi tại:
Công ty Luật Dragon – Hotline: 1900.599.979
Email: dragonlawfirm@gmail.com
Facebook: https://www.facebook.com/vanphongluatsudragon
Văn phòng Luật sư tại Hà Nội: Phòng 14.6, Tầng 14, Tòa nhà Vimeco, đường Phạm Hùng, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
Văn phòng Luật sư tại Long Biên: số 24 ngõ 29 Phố Trạm, Long Biên, Hà Nội.
Văn Phòng Luật Sư tại Hải Phòng: Số 102, lô 14 đường Lê Hồng Phong, quận Hải An, TP Hải Phòng.