Công ty luật Dragon
Đoàn Luật Sư Thành Phố Hà Nội

Công ty luật Dragon

Giải quyết tranh chấp đất đai không có sổ đỏ đúng luật pháp 2023

Cập nhập: 3/24/2020 10:27:31 AM - Công ty luật Dragon

Sổ đỏ là một hình thức pháp lý chứng nhận quyền sử dụng đất của chủ sở hữu. Đây là căn cứ chính để các cơ quan có thẩm quyền đưa ra phán quyết cho các vụ việc tranh chấp đất đai. Tuy nhiên, trên thực tế lại xảy ra nhiều trường hợp tranh chấp không có sổ đỏ khiến cho quá trình giải quyết tranh chấp kéo dài và gặp nhiều khó khăn. Vậy khi vướng phải tranh chấp đất không có sổ đỏ, các bên cần phải làm gì? Luật Dragon sẽ giúp bạn giải đáp trong bài viết sau.

1. Tranh chấp đất đai khi không có sổ đỏ thì phải làm gì?

Một số quy định pháp luật liên quan đến việc giải quyết tranh chấp này như sau:

Theo Khoản 24 Điều 3 Luật Đất Đai 2013: “Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai”. Theo đó, chỉ những tranh chấp xác định được ai là người có quyền sử dụng đất mới được gọi là tranh chấp đất đai.

Tất cả những tranh chấp khác liên quan tới đất đai mà các bên không cung cấp được Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc những giấy tờ theo quy định tại Điều 100 Luật Đất đai thì được xem là tranh chấp đất đai không có sổ đỏ. 

Những vụ việc tranh chấp phổ biến có thể kể đến như:

Một số vụ việc tranh chấp đất không có sổ đỏ phổ biến

>>> Xem thêm: Ủy quyền khởi kiện tranh chấp đất đai như thế nào?

2. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai không có giấy tờ

- Chủ tịch UBND cấp huyện có thẩm quyền xử lý tranh chấp giữa gia đình, cá nhân và cộng đồng.

Nếu các bên tranh chấp không đồng ý với quyết định của UBND cấp huyện, họ có thể khiếu nại đến Chủ tịch UBND cấp tỉnh hoặc tại Tòa án nhân dân theo quy định về tố tụng hành chính.

- Chủ tịch UBND cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết tranh chấp của tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam tại nước ngoài và doanh nghiệp với vốn đầu tư từ nước ngoài.

Nếu các bên tranh chấp không đồng ý với quyết định của UBND cấp tỉnh, họ có thể khiếu nại lên Bộ trưởng Bộ TN&MT hoặc tại Tòa án nhân dân theo quy định về tố tụng hành chính.

3. Cách giải quyết tranh chấp đất đai không có sổ đỏ

Có 2 cách giải quyết như sau: 

Phải hòa giải tại UBND cấp xã

Theo Khoản 1 Điều 202 Luật Đất đai năm 2013: “ Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.”

Căn cứ theo Khoản 2 Điều 202 Luật Đất đai năm 2013: “Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.”

Chỉ những tranh chấp được xác định là tranh chấp đất đai mới bắt buộc phải hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã cấp xã.

Còn những tranh chấp không có sổ đỏ thì không bắt buộc phải hòa giải tại đây.

Hòa giải tại UBND cấp xã nơi có đất là một trong những giải pháp đầu tiên mà các bên phải nghĩ đến khi vướng phải tranh chấp đất đai dù có hoặc không có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Khởi kiện hoặc yêu cầu UBND cấp huyện, tỉnh giải quyết

Tại Khoản 2 Điều 203 Luật Đất đai năm 2013 quy định rất rõ:

“Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:

a) Nộp đơn yêu cầu tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền.

b) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.”

Nếu đương sự lựa chọn giải quyết tranh chấp đất đai không có sổ đỏ tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền, tại điều khoản tiếp theo Luật quy định:

a) Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính.

b) Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính.”

4. Thủ tục nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai có sổ đỏ

Trong bất kỳ tranh chấp nào dù có hay không có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cũng phải tuân theo thủ tục và quy trình sau:

Hồ sơ yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai

Các bên đương sự cần chuẩn bị hồ sơ như sau:

+ Đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai (Xem hướng dẫn các viết mẫu đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai: TẠI ĐÂY )

+ Biên bản hòa giải tại UBND cấp xã; biên bản làm việc với các bên tranh chấp và người có liên quan; biên bản kiểm tra hiện trạng đất tranh chấp; biên bản cuộc họp các ban, ngành có liên quan để tư vấn đối với trường hợp hòa giải không thành; biên bản hòa giải trong quá trình giải quyết.

+ Trích lục bản đồ, hồ sơ địa chính qua các thời kỳ liên quan đến diện tích đất tranh chấp và các tài liệu làm chứng cứ, chứng minh.

+ Báo cáo đề xuất và dự thảo quyết định giải quyết tranh chấp hoặc dự thảo quyết định công nhận hòa giải thành.

Trình tự thực hiện yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai không có giấy tờ

Theo Điều 89 Nghị định 43/2014/NĐ-CP (sửa đổi bởi Nghị định 148/2020/NĐ-CP), trình tự thực hiện yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai được quy định như sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ

- Hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ yêu cầu tại UBND cấp huyện

- Tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nộp hồ sơ theo yêu cầu tại UBND cấp tỉnh

Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ

Trường hợp nhận hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì không quá 03 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải thông

báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.

Bước 3: Giải quyết yêu cầu về tranh chấp đất đai

- Chủ tịch UBND cấp huyện/tỉnh giao trách nhiệm cơ quan tham mưu giải quyết

- Cơ quan tham mưu có nhiệm vụ:

+ Thẩm tra, xác minh vụ việc, tổ chức hòa giải giữa các bên tranh chấp, tổ chức cuộc họp các ban, ngành có liên quan để tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai (nếu cần thiết).

+ Hoàn chỉnh hồ sơ trình Chủ tịch UBND cấp tỉnh/huyện ban hành quyết định giải quyết.

Bước 4: Kết quả giải quyết tranh chấp đất 

- Chủ tịch UBND cấp huyện/tỉnh ban hành quyết định giải quyết tranh chấp hoặc quyết định công nhận hòa giải thành, gửi cho các bên tranh chấp.

Trường hợp các bên tranh chấp không đồng ý với quyết định giải quyết của UBND cấp có thẩm quyền thì có quyền khiếu nại lên UBND cấp trên trực tiếp, Bộ trưởng Bộ TN&MT hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định về tố tụng hành chính.

5. Dịch vụ luật sư đất đai không có giấy tờ chuyên nghiệp

Quá trình giải quyết tranh chấp đất đai khi không có sổ đỏ khó khăn và nan giải hơn rất nhiều so với những tranh chấp có đầy đủ giấy tờ theo quy định. Do vậy, việc tìm kiếm một luật sư giỏi về luật đất đai là cần thiết để thay mặt đương sự là điều cần thiết.

Đội ngũ nhân sự của công ty Luật DRAGON

Luật sư Nguyễn Minh Long

  Giám đốc - Luật sư, Thạc sĩ Nguyễn Minh Long

Giám đốc - Luật sư, Thạc sĩ Nguyễn Minh Long là Thạc sĩ Luật Kinh tế; Thạc sĩ Quản trị an ninh Phi truyền thống, là thành viên của Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội. Luật sư Long là một trong những chuyên gia hàng đầu về hình sự, tranh chấp thương mại; tư vấn thu hồi nợ xấu và đầu tư nước ngoài. Luật sư Long có nhiều năm kinh nghiệm tư vấn cho các tập đoàn lớn của Việt Nam;

Luật sư Nguyễn Trung Tiệp 

Luật sư Nguyễn Trung Tiệp

Luật sư Nguyễn Trung Tiệp là thành viên của Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội. Với 9 năm kinh nghiệm, luật sư Tiệp là một chuyên gia hàng đầu về các lĩnh vực: hình sự; giải quyết tranh chấp đất đai và thừa kế.

>>> Xem ngay: Luật sư giỏi về tranh chấp đất đai tại Hà Nội

Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong nghề, đội ngũ luật sư đất đai tại Văn phòng luật sư Dragon đã tư vấn và giải quyết hàng trăm vụ tranh chấp đất đai, lấy lại quyền lợi hợp pháp cho thân chủ với chi phí hợp lý nhất.

Tại Luật Dragon, khách hàng sẽ nhận được sự tư vấn từ những luật sư có trình độ chuyên môn cao đã có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề, đảm bảo thủ tục diễn ra một cách nhanh chóng, tiết kiệm thời gian, tiền bạc và công sức, bảo vệ tối đa quyền lợi của quý khách hàng trước pháp luật.

Mọi thắc mắc về dịch vụ luật sư tranh chấp đât đai của chúng tôi vui lòng liên hệ:

Công ty Luật Dragon

Hotline(Tư vấn miễn phí): 1900.599.979

Website: http://congtyluatdragon.com

Email: dragonlawfirm@gmail.com

Facebook: https://www.facebook.com/vanphongluatsudragon

Văn phòng Luật sư đất đai Hà Nội:
Phòng 14.6, Tầng 14, Tòa nhà Vimeco, đường Phạm Hùng, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
Số 24 ngõ 29 Phố Trạm, Long Biên, Hà Nội.

Văn Phòng Luật Sư đất đai tại Hải Phòng:
Số 102, Lô 14 đường Lê Hồng Phong, quận Hải An, Hải Phòng.

Hỗ trợ trực tuyến

Luật sư Nguyễn Minh Long

Điện Thoại: 098.301.9109

Tổng đài tư vấn trực tuyến:1900.599.979

Địa chỉ văn phòng: Phòng 14.6, Tòa nhà Vimeco, đường Phạm Hùng, Quận Cầu Giấy, Hà Nội.

Email: dragonlawfirm@gmail.com

DMCA Protect

DMCA.com Protection Status
zalo Phone