Công ty luật Dragon
Đoàn Luật Sư Thành Phố Hà Nội

Công ty luật Dragon

[Tư vấn] Giải quyết tranh chấp lấn chiếm đất đai như thế nào?

Cập nhập: 8/15/2022 4:08:49 PM - Công ty luật Dragon

Tranh chấp đất đai khi lấn chiếm đất thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân, vậy làm sao để giải quyết tranh chấp này? Hãy theo dõi bài viết này của Công ty Luật Dragon.

1. Thế nào là lấn chiếm đất đai?

Hành vi được coi là lấn chiếm đất đai thì cần phải có những dấu hiệu dịch chuyển, thay đổi ranh giới, mốc giới của thửa đất trên thực tế so với diện tích đã được quy định trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Lấn chiếm đất đai được coi là hành vi sử dụng đất mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép hoặc giao quyền sử dụng tức là sử dụng đất trái quy định của pháp luật.

giai-quet-tranh-chap-lan-chiem-dat-dai

Hành vi lấn chiếm đất đai

2. Tổng đài Tư vấn về hành vi lấn chiếm đất đai

Lấn chiếm đất của người khác là hành vi bị nghiêm cấm theo quy định của pháp luật đất đai hiện hành. Nhưng thực tế hiện nay hành vi này diễn ra rất là phổ biến, đặc biệt là những trường hợp hàng xóm hoặc anh em trong gia đình lấn chiếm đất đai của nhau. Khi bị người khác lấn chiếm đất đai nhiều người dân không biết giải quyết việc này như thế nào để có thể đòi lại đất? Những trình tự, thủ tục, mức xử phạt cho hành vi lấn chiếm đất đai của người khác được quy định ra sao?

tong-dai-tu-van-giai-quyet-tranh-chap-lan-chiem-dat-dai

Còn nhiều người không biết giải quyết việc lấn chiếm ra sao

Nếu bạn đang gặp vấn đề này nhưng không có thời gian tìm hiểu hoặc đã tìm hiểu nhưng lại không hiểu rõ quy định của pháp luật, bạn hãy liên hệ đến công ty Luật Dragon bằng cách gửi câu hỏi tư vấn hoặc gọi đến tổng đài của chúng tôi tại số Hotline: 1900.599.979, luật sư sẽ tư vấn cho bạn những nội dung sau:

+ Hành vi lấn, chiếm đất đai của người khác là thế nào;

+ Mức xử phạt cho từng trường hợp cụ thể ;

+ Thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật hiện hành;

3. Hàng xóm lấn chiếm đất đai xử lý như thế nào?

Hành vi lấn chiếm đất đai là hành vi nghiêm cấm theo quy định của pháp luật Việt Nam. Người có hành vi lấn chiếm đất đai sẽ bị xử lý vi phạm về mặt hành chính và dân sự.

Về mặt hành chính

Theo Điều 14 Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai thì người có hành vi lấn chiếm đất sẽ bị:

- Phạt tiền (đối với từng loại đất sẽ có mức xử phạt khác nhau).

- Hành vi lấn, chiếm đất thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình… thì hình thức và mức xử phạt thực hiện theo quy định tại Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực liên quan và trong các lĩnh vực chuyên ngành khác.

- Khắc phục hậu quả: BUỘC KHÔI PHỤC LẠI TÌNH TRẠNG của đất trước khi vi phạm hoặc buộc trả lại đất đã lấn, chiếm.

- Buộc đăng ký đất đai theo quy định đối với trường hợp có đủ điều kiện được công nhận quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 22 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP;

- Buộc thực hiện tiếp thủ tục giao đất, thuê đất theo quy định đối với trường hợp sử dụng đất khi chưa thực hiện xong thủ tục giao đất, thuê đất;

- Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi lấn chiếm.

Về mặt dân sự

Theo quy định tại Điều 164, 166, 169, 170 tại Bộ luật dân sự 2015, chủ sở hữu có quyền khác đối với tài sản (ở đây là đất bị lấn chiếm) có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền buộc người có hành vi lấn chiếm phải trả lại đất đai và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

4. Hành vi lấn chiếm đất đai xử phạt bao nhiêu?

Trách nhiệm hành chính

Theo Điều 14 Nghị định 91/2019/NĐ-CP đã quy định về mức xử phạt hành chính đối với hành vi lấn, chiếm đất đai như sau:

"Điều 14. Lấm, chiếm đất

1. Trường hợp lấn, chiếm đất chưa sử dụng tại khu vực nông thôn thì hình thức và mức xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm dưới 0,05 héc ta;

b) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;

c) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;

d) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;

đ) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 01 héc ta trở lên.

2. Trường hợp lấn, chiếm đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất tại khu vực nông thôn thì hình thức và mức xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm dưới 0,05 héc ta;

b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;

c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;

d) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;

đ) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 01 héc ta trở lên.

3. Trường hợp lấn, chiếm đất nông nghiệp là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất tại khu vực nông thôn, thì hình thức và mức xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm dưới 0,02 héc ta;

b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,02 héc ta đến dưới 0,05 héc ta;

c) Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;

d) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;

đ) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;

e) Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 01 héc ta trở lên.

4. Trường hợp lấn, chiếm đất phi nông nghiệp, trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều này tại khu vực nông thôn thì hình thức và mức xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu diện tích đất lấn, chiếm dưới 0,05 héc ta;

b) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng nếu diện tích đất lấn, chiếm từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;

c) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng nếu diện tích đất lấn, chiếm từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;

d) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng nếu diện tích đất lấn, chiếm từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;

đ) Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng nếu diện tích đất lấn, chiếm từ 01 héc ta trở lên.

5. Trường hợp lấn, chiếm đất chưa sử dụng, đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp (trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều này) tại khu vực đô thị thì mức xử phạt bằng 02 lần mức xử phạt đối với loại đất tương ứng quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này và mức phạt tối đa không quá 500.000.000 đồng đối với cá nhân, không quá 1.000.000.000 đồng đối với tổ chức.

6. Trường hợp lấn, chiếm đất thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình và đất công trình có hành lang bảo vệ, đất trụ sở làm việc và cơ sở hoạt động sự nghiệp của cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước thì hình thức và mức xử phạt thực hiện theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực về hoạt động đầu tư xây dựng; khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà và công sở; trong lĩnh vực về giao thông đường bộ và đường sắt; trong lĩnh vực về văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo; trong lĩnh vực về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều; phòng, chống lụt, bão; trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản nhà nước và các lĩnh vực chuyên ngành khác.

7. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm đối với các hành vi vi phạm tại các khoản 1, 2, 3, 4 và khoản 5 của Điều này và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm; trừ trường hợp trường hợp quy định tại điểm b và điểm c khoản này;

b) Buộc đăng ký đất đai theo quy định đối với trường hợp có đủ điều kiện được công nhận quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 22 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP;

c) Buộc thực hiện tiếp thủ tục giao đất, thuê đất theo quy định đối với trường hợp sử dụng đất khi chưa thực hiện xong thủ tục giao đất, thuê đất;

d) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này; số lợi bất hợp pháp được xác định theo quy định tại khoản 2 Điều 7 của Nghị định này.”

Trách nhiệm hình sự

Theo Điều 228 Bộ Luật Hình sự 2015 đã quy định về hình phạt của tội vi phạm các quy định về xử lý đất đai như sau:

“Điều 228. Tội vi phạm các quy định về sử dụng đất đai

1. Người nào lấn chiếm đất, chuyển quyền sử dụng đất hoặc sử dụng đất trái với các quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội 02 lần trở lên;

c) Tái phạm nguy hiểm.

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.”

Như vậy, sẽ bị sự phạt hành chính hoặc nặng hơn là xử phạt hình sự nếu có hành vi lấn, chiếm đất đai trái phép. 

Lưu ý: Nếu hành vi lấn chiếm ở khu vực đô thị thì mức xử phát sẽ gấp đôi mức xử phạt thông thường.

5. Mẫu đơn đề nghị giải quyết lấn chiếm đất đai 2022

mau-don-de-nghi-giai-quyet-lan-chiem-dat-dai

Mẫu đơn đề nghị giải quyết tranh chất đất đai bị lấn chiếm trái phép

>>> Tải về Mẫu đơn đề nghị giải quyết lấn chiếm đất đai: TẠI ĐÂY

6. Quy trình giải quyết tranh chấp lấn chiếm đất đai

Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của hai bên, theo quy định tại Điều 202 Luật đất đai 2013 về hòa giải tranh chấp đất đai bạn có thể gửi đơn lên Ủy ban nhân dân cấp xã để tiến hành hòa giải:

- Hiện nay việc hòa giải được Nhà nước khuyến khích các bên trong tranh chấp lấn chiếm đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp lấn chiếm đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.

- Tranh chấp lấn chiếm đất đai mà các bên tham gia tranh chấp không hòa giải được thì sẽ gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp xảy ra để tiến hành hòa giải.

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tại nơi có tranh chấp xảy ra có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh lấn chiếm chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức này phải có sự phối hợp với UBMTTQVN cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác. Thủ tục hòa giải tranh chấp lấn chiếm đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã sẽ được thực hiện trong vòng không quá 45 ngày, kể từ ngày UBND nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp lấn chiếm đất đai.

- Việc hòa giải này khi thực hiện sẽ phải lập thành biên bản có chữ ký của các bên tham gia tranh chấp và có xác nhận hòa giải thành công hoặc hòa giải không thành của UBND xã. Biên bản hòa giải sẽ gửi đến các bên tranh chấp và được lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất bị lấn chiếm.

- Trường hợp đã hòa giải thành công mà có sự thay đổi về ranh giới và/hoặc người sử dụng đất thì UBND xã gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp tranh chấp lấn chiếm đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau; gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường với các trường hợp khác.

Sau đó sẽ được trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định công nhận việc thay đổi ranh giới thửa đất và cấp mới Giấy chứng nhận.”

Tranh chấp lấn chiếm đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành công thì được giải quyết như sau:

- Tranh chấp lấn chiếm đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật đất đai hiện hành thì do Tòa án nhân dân giải quyết;

giai-quyet-tranh-chap-lan-chiem-dat-dai

Giải quyết tranh chấp phải đảm bảo theo đúng quy định pháp luật

- Tranh chấp lấn chiếm đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp lấn chiếm đất đai sau đây:

+ Đương sự có thể nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp lấn chiếm đất đai tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền;

+ Hoặc có thể khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định, trình tự, thủ tục của pháp luật về tố tụng dân sự.

>>> Xem thêm: Giải quyết tranh chấp đất đai tại tòa án

7. Dịch vụ Luật sư tư vấn lấn chiếm đất đai của Công ty Luật Dragon

Lấn chiếm đất đai là hành vi trái pháp luật vì vậy nnếu như khách hàng chưa tìm được Luật sư uy tín để tư vấn giải quyết lấn chiếm đất đai, hãy lựa chọn dịch vụ Công ty Luật Dragon.

Đội ngũ luật sư uy tín của Công ty Luật Dragon

Đội ngũ luật sư uy tín của Công ty Luật Dragon

Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong ngành cùng với đội ngũ luật sư chuyên nghiệp có thực tiễn chinh chiến, bảo vệ đương sự trong rất nhiều vụ giải quyết lấn chiếm đất đai. Công ty Luật Dragon luôn cam kết giải quyết các yêu cầu của quý khách hàng nhanh nhất, đưa ra những tư vấn đúng đắn và với kết quả luôn đem đến kết quả tốt nhất cho khách hàng.

Phí Luật sư nói chung và phí Luật sư giỏi về đất đai nói riêng sẽ được tính dựa trên các căn cứ dưới đây:

– Mức độ phức tạp của vụ tranh chấp lấn chiếm đất đai;

– Thời gian thực tế mà luật sư (hoặc nhóm luật sư) cần bỏ ra để tư vấn và thực hiện công việc;

– Kinh nghiệm chuyên môn, khả năng và uy tín của Luật sư chính, của Công ty Luật Dragon;

– Những yêu cầu đặc biệt phát sinh từ phía khách hàng về trách nhiệm cũng như hiệu quả công việc.

Tham khảo dịch vụ của chúng tôi tại: Văn phòng luật sư giỏi đất đai tại Hà Nội

Nếu có bất kì thắc mắc nào khác hoặc cần được tư vấn thêm, hãy liên hệ với chúng tôi tại:

Công ty Luật Dragon – Hotline: 1900.599.979 (Miễn phí)

Email: dragonlawfirm@gmail.com

Facebook: https://www.facebook.com/vanphongluatsudragon

Văn phòng Luật sư tại Hà Nội: Phòng 14.6, Tầng 14, Tòa nhà Vimeco, đường Phạm Hùng, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

Văn phòng Luật sư tại Long Biên: số 24 ngõ 29 Phố Trạm, Long Biên, Hà Nội.

Văn Phòng Luật Sư tại Hải Phòng: Phòng 4.6 Tòa nhà Khánh Hội, Lô 2/3C đường Lê Hồng Phong, quận Ngô Quyền, Hải Phòng.

FAQ (Câu hỏi thường gặp)

Hàng xóm lấn đất đã làm nhà có đòi được không?

Trả lời: Hàng xóm lấn đất đã làm nhà là hành vi vi phạm pháp luật và bạn hoàn toàn có thể đói lại phần đất đã bị lấn chiếm theo quy định của pháp luật đất đai.

Đất chưa có sổ đỏ bị lấn chiếm có đòi lại được không?

Trả lời: Đất chưa có sổ đỏ bị lấn chiếm vấn có thể đòi lại được theo Khoản 2, Điều 203, Luật Đất đai hướng dẫn hình thức giải quyết tranh chấp đất đai với đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất.

Hỗ trợ trực tuyến

Luật sư Nguyễn Minh Long

Điện Thoại: 098.301.9109

Tổng đài tư vấn trực tuyến:1900.599.979

Địa chỉ văn phòng: Phòng 14.6, Tòa nhà Vimeco, đường Phạm Hùng, Quận Cầu Giấy, Hà Nội.

Email: dragonlawfirm@gmail.com

DMCA Protect

DMCA.com Protection Status
zalo Phone