Tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế
Cập nhập: 9/24/2020 11:16:52 AM - Công ty luật Dragon
Tranh chấp kinh tế là mâu thuẫn, xung đột về quyền và nghĩa vụ kinh tế của các chủ thể khi tham gia quan hệ pháp luật kinh tế. Đặc trưng của tranh chấp kinh tế là chúng được phát sinh trực tiếp từ hoạt động kinh doanh. Vậy giải quyết thế nào khi xảy ra tranh chấp hợp đồng kinh tế? Xem ngay bài viết dưới đây của Công ty Luật Dragon để làm rõ.
1. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế
Sau khi đã có đầy đủ bộ hồ sơ khởi kiện tranh chấp hợp đồng kinh tế, tùy vào các hạng mục tranh chấp, mức độ nghiêm trọng của vụ việc mà cần gửi hồ sơ tới các cơ quan xét xử khác nhau.
Thẩm quyền giải quyết của tòa án nhân dân (TAND) cấp huyện:
TAND cấp quận/ huyện là nơi giải quyết các vụ tranh chấp có mức giá trị tranh chấp dưới 50.000.000đ.
Bị đơn đang cư trú hoặc làm việc (nếu bị đơn là cá nhân) hoặc bị đơn có trụ sở (nếu bị đơn là cơ quan tổ chức) trên địa bàn các quận/ huyện đã được tăng thẩm quyền thì các tranh chấp từ khoản a đến khoản i phần 2 mục 2.2 dưới đây do TAND các quận/ huyện đó trực tiếp thụ lý và giải quyết.
Những tranh chấp thương mại có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải uỷ thác tư pháp cho cơ quan Lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài, cho Toà án nước ngoài sẽ không thuộc thẩm quyền giải quyết của TAND cấp huyện mà thuộc thẩm quyền giải quyết sơ thẩm của TAND cấp tỉnh mà không giới hạn trị giá tranh chấp.
>>> Trao đổi trực tiếp với Luật sư, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí: 1900.599.979
Thẩm quyền giải quyết của TAND cấp tỉnh
TAND cấp tỉnh giải quyết theo thủ tục sơ thẩm các tranh chấp kinh tế, kinh doanh thương mại sau đây khi bị đơn cư trú, làm việc (nếu bị đơn là cá nhân) hoặc bị đơn có trụ sở (nếu bị đơn là cơ quan tổ chức) trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đó.
1/ Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa các cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau hoặc một hay các bên không có đăng ký kinh doanh nhưng đều có mục đích lợi nhuận, bao gồm:
a) Mua bán hàng hoá;
b) Cung ứng dịch vụ;
c) Phân phối;
d) Đại diện, đại lý;
e) Ký gửi;
f) Thuê, cho thuê, thuê mua;
g) Xây dựng;
h) Tư vấn, kỹ thuật;
i) Vận chuyển hàng hoá, hành khách bằng phương tiện đường sắt, đường bộ, đường thuỷ nội địa;
k) Vận chuyển hàng hoá, hành khách bằng phương tiện đường hàng không, đường biển;
l) Mua bán cổ phiếu, trái phiếu và các loại giấy tờ có giá trị khác;
m) Đầu tư, tài chính, ngân hàng;
n) Bảo hiểm;
o) Thăm dò, khai thác khoáng sản.
2/ Tranh chấp về bản quyền, quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa các cá nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận.
3/ Tranh chấp giữa công ty với các thành viên trong công ty, giữa các thành viên hội đồng quản trị của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, chia lợi tức, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, chuyển đổi cơ cấu, hình thức tổ chức của công ty.
2. Hồ sơ khởi kiện tranh chấp hợp đồng kinh tế
Bộ thủ tục đầy đủ để khởi kiện tranh chấp hợp đồng kinh tế gồm:
1/ Đơn khởi kiện tranh chấp hợp đồng kinh tế (Xem ngay: Tại đây)
2/ Hợp đồng kinh tế có chữ ký của các bên, hoặc văn bản, tài liệu giao dịch có giá trị tương đương,
3/ Các biên bản bổ sung, phụ lục hợp đồng (nếu có) liên quan,
4/ Tài liệu bảo đảm việc thực hiện hợp đồng như: Giấy tờ cầm cố, thế chấp tài sản (nếu có),
5/ Tài liệu về việc thực hiện hợp đồng như: Biên bản giao nhận hàng, các biên bản nghiệm thu, các chứng từ thanh toán, biên bản thanh lý hợp đồng, các biên bản làm việc về công nợ còn tồn đọng,
6/ Tài liệu chứng mình tư cách pháp lý của người khởi kiện, của các đương sự và người có liên quan khác, như: Các giấy phép, quyết định thành lập doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, điều lệ hoạt động, quyết định bổ nhiệm, quyết định cử người đại diện doanh nghiệp,
7/ Các tài liệu giao dịch khác có liên quan (nếu thấy cần thiết).
8/ Bản kê các tài liệu nộp kèm theo đơn khởi kiện (Lưu ý: Ghi rõ số bản chính, bản sao).
3. Thủ tục khởi kiện tranh chấp hợp đồng kinh tế tại Toà án
Bước 1: Nộp hồ sơ khởi kiện tại Tòa án.
Người khởi kiện có thể nộp trực tiếp tại Tòa án, gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc gửi trực tuyến qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án.
Bước 2: Thụ lý vụ án
Tòa án sẽ xem xét tài liệu và chứng cứ cần thiết, nếu thuộc thẩm quyền của Tòa án, sẽ thông báo cho đương sự nộp tiền tạm ứng án phí. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được thông báo, đương sự phải nộp tiền tạm ứng án phí và nộp lại biên lai thu tiền tạm ứng án phí cho Tòa án.
Bước 3: Chuẩn bị xét xử
Thời hạn chuẩn bị xét xử được quy định là 04 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án, có thể gia hạn một lần nhưng không quá 02 tháng đối với các vụ án phức tạp hoặc có trở ngại khách quan.
Trong trường hợp có quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án, thời hạn chuẩn bị xét xử sẽ được tính lại kể từ ngày có quyết định tiếp tục giải quyết vụ án của Tòa án có hiệu lực pháp luật.
Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, thẩm phán được phân công giải quyết vụ án phải tiến hành lấy lời khai của đương sự, tiến hành các phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải, tiến hành xem xét, thẩm định tại chỗ hoặc định giá, và ủy thác thu thập chứng cứ (nếu có).
Bước 4: Khởi tố phiên tòa sơ thẩm
Tòa án phải khởi tố phiên tòa sơ thẩm trong vòng 01 tháng kể từ ngày quyết định đưa vụ án ra xét xử. Trường hợp có lý do chính đáng, thời hạn mở phiên tòa có thể được kéo dài nhưng không quá 30 ngày.
4. Lệ phí/ Án phí giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế
1/ Mức án phí kinh tế sẽ bao gồm: Án phí kinh tế khi sơ thẩm và án phí kinh tế khi phúc thẩm.
2/ Mức án phí kinh tế khi sơ thẩm đối với các vụ án kinh tế không có giá ngạch là 2.000.000đ.
3/ Mức án phí kinh tế khi sơ thẩm đối với các vụ án kinh tế có giá ngạch được quy định như sau:
Giá trị tranh chấp |
Mức án phí |
1. Từ 60.000.000đ trở xuống |
3.000.000đ |
2. Từ trên 60.000.000đ - 400.000.000đ |
5% của giá trị tranh chấp |
3. Từ trên 400.000.000đ - 800.000.000đ |
20.000.000đ + 4% của phần giá trị tranh chấp vượt quá 400.000.000đ |
4. Từ trên 800.000.000đ – 2 tỷ đồng |
36.000.000đ + 3% của phần giá trị tranh chấp vượt quá 800.000.000đ |
5. Từ trên 2 tỷ - 4 tỷ đồng |
72.000.000đ + 2% của phần giá trị tranh chấp vượt quá 2 tỷ đồng |
6. Từ trên 4 tỷ đồng |
112.000.000đ + 0,1% của phần giá trị tranh chấp vượt quá 4 tỷ đồng. |
4) Mức án phí kinh tế khi phúc thẩm đối với tất cả các vụ án Kinh tế là 200.000đ.
>>>Xem thêm: Phí luật sư doanh nghiệp
5. Thời gian giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế
Thời hạn chuẩn bị xét xử: Từ 2 - 3 tháng, kể từ ngày Tòa án thụ lý vụ án
Thời hạn mở phiên tòa: Từ 1 - 2 tháng, kể từ ngày Tóa án có quyết định đưa vụ án ra xét xử.
Như vậy, Công ty Luật Dragon đã cung cấp cho bạn đầy đủ thông tin về thủ tục khởi kiện tranh chấp hợp đồng kinh tế mới nhất. Chúc bạn có thể khởi kiện thành công, đòi được quyền lợi và lợi ích cho mình.
Mọi thông tin chi tiết, giải đáp thắc mắc vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website congtyluatdragon.com, qua hotline tư vấn miễn phí: 1900.599.979, hoặc qua địa chỉ thư điện tử: Dragonlawfirm@gmail.com để được hỗ trợ sớm nhất.
>>>Xem tiếp: Luật sư doanh nghiệp giỏi