Hướng giải quyết tranh chấp thương mại điện tử trực tuyến (ODR)
Cập nhập: 9/16/2022 10:57:50 AM - Công ty luật Dragon
Với sự phát triển không ngừng của thương mại điện tử, các tranh chấp phát sinh giữa các bên tham gia cũng ngày càng tăng lên. Để giải quyết các tranh chấp này nhanh chóng, đồng thời tiết kiệm thời gian và chi phí, việc áp dụng phương pháp "Giải quyết tranh chấp trực tuyến" (Online Dispute Resolution - ODR) đang trở thành xu hướng và được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực thương mại điện tử.
1. Giải quyết tranh chấp trực tuyến là gì?
Giải quyết tranh chấp trực tuyến trong tiếng Anh được gọi là Online-Dispute Resolution (ODR). Theo các chuyên gia pháp lí, đây là thuật ngữ ghép (collective terms) giữa trực tuyến (Online) và giải quyết tranh chấp thay thế (ADR).
Do đó, ODR trên toàn cầu hiểu rộng rãi là việc sử dụng công nghệ internet (mạng trực tuyến) để hỗ trợ giải quyết tranh chấp thay thế. Với đặc điểm này, ODR bao gồm một loạt các qui trình giải quyết tranh chấp thay thế được thực hiện trực tuyến thông qua internet hoặc các hình thức kết nối thông tin ảo khác trên mạng, mà không đòi hỏi các bên liên hệ trực tiếp trong một không gian vật chất nhất định.
ODR - phương pháp giải quyết tranh chấp được ứng dụng rộng rãi.
2. Phương thức giải quyết tranh chấp thương mại trực tuyến
Việc giải quyết tranh chấp trên sẽ diễn ra theo các giai đoạn, cụ thể:
- Ở giai đoạn thương lượng, đàm phán thì người có yêu cầu sẽ nộp đơn lên hệ thống của ODR và quản trị viên của chính hệ thống này sẽ liên hệ đến người bị yêu cầu, sau đó sẽ phản hồi lại cho người có yêu cầu biết.
Việc thương lượng trên có thể diễn ra trực tiếp tại chính hệ thống của ODR nên có thể tiết kiệm thời gian của các bên.
- Sau khi thương lượng sẽ là giai đoạn giải quyết các tranh chấp. Nếu thương lượng thành công thì việc tranh chấp sẽ chấm dứt. Ngược lại nếu không thành thì quản trị viên sẽ giao cho một hòa giải viên để tiếp tục thỏa thuận với các bên.
- Giai đoạn cuối cũng chính là giai đoạn đưa ra kết quả cuối cùng của quá trình giải quyết tranh chấp. Nếu sau khi hòa giải viên cũng không thể giải quyết thì Tòa án hoặc trọng tài sẽ là cơ quan có thẩm quyền.
3. Ưu nhược điểm của giải quyết tranh chấp thương mại bằng ODR
Chúng có những ưu nhược điểm sau:
Xét về ưu điểm
- Làm thúc đẩy phát triển kinh tế, đặc biệt là ngành thương mại điện tử.
- Thời gian giải quyết ngắn giúp tiết kiệm thời gian một cách tối ưu. Vì không bị giới hạn về mặt lãnh thổ, biên giới quốc gia nên khi giải quyết bằng ODR cho hiệu quả nhanh chóng và ít tốn kém.
- Chi phí hợp lý, giảm thiểu việc tiêu tốn quá nhiều tiền bạc vào việc giải quyết tranh chấp. Bởi lẽ chỉ cần có mạng internet là các bên đã có thể giải quyết mà không cần phải gặp trực tiếp hay ràng buộc về mặt không gian lẫn thời gian.
- Đề cao việc bảo vệ người tiêu dùng với các tranh chấp nhỏ lẻ. Từ đó giúp họ không còn lo lắng về vấn đề thủ tục rườm rà hay chi phí giải quyết quá cao so với giá trị tranh chấp.
Xét về khía cạnh nhược điểm
- Vì là phương pháp giải quyết thông qua mạng internet nên hệ thống mạng cần được trú trọng tuyệt đối. Do đó, nếu hệ thống đường truyền mạng bị lỗi hay không hoạt động thì sẽ gây ảnh hưởng lớn đến quá trình giải quyết nêu trên.
- Về hiệu quả pháp lý và giá trị ràng buộc giữa các bên không mang tính khả thi tuyệt đối. Thậm chí, phán quyết của trọng tài còn có khả năng bị vô hiệu trong một số trường hợp.
- Xảy ra tình trạng thao túng vì đây là phương pháp do chính con người tạo ra nên chưa nhận được sự tin tưởng tuyệt đối.
- Đòi hỏi khả năng sử dụng các ứng dụng công nghệ và sự am hiểu nhất định về lĩnh vực trên.
- Việc bảo mật thông tin cũng không hoàn toàn tuyệt đối khi trât tự an ninh mạng chưa thật sự an toàn. Thông tin cá nhân có thể bị đánh cắp bởi các hacker mạng.
Khó khăn trong việc giải quyết tranh chấp trực tuyến về mặt thương mại
4. Cơ chế hoạt động của hệ thống ODR
Việc hoạt động của hệ thống trên được diễn ra thông qua một trong ba hình thức sau:
- Thông qua việc thương lượng bằng hình thức trực tuyến giữa các bên khi xảy ra tranh chấp.
- Thông qua sự hòa giải của hòa giải viên của chính hệ thống ODR
- Thông qua trọng tài nếu tổ chức ODR có hoạt động trọng tài, việc giải quyết này cũng diễn ra trực tuyến.
Với sự phát triển về mặt công nghệ như hiện nay thì việc kiểm tra, xác thực các tài liệu không còn gặp quá nhiều khó khăn. Việc ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo để giải quyết là minh chứng điển hình giúp cho các bên tiết kiệm được thời gian,tiền bạc và công sức.
Tranh chấp thương mại qua mạng internet hiện nay.
Việc cho phép thương lượng qua internet như nhắn tin, gọi điện thậm chí là họp trực tuyến được ứng dụng rộng rãi khi sử dụng ODR. Từ đó giúp thúc đẩy tốc độ giải quyết tranh chấp của các bên, giúp tối ưu thời gian và đưa vào sử dụng sớm nhất.
Việc tự xử lý các tranh chấp có tính chất đơn giản hay có giá trị nhỏ được xem là một thành công lớn khi sử dụng hệ thống ODR. Từ đó tạo ra môi trường pháp lý lành mạnh trong việc mua bán, giao dịch bằng internet.
>>> Xem thêm: Thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế
Trên đây là những điều cần biết về quá trình và phương hướng giải quyết tranh chấp thương mại trực tuyến mà Luật Dragon trình bày. Nếu có thắc mắc về vấn đề nêu trên, hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.
Công ty Luật Dragon -
Email: dragonlawfirm@gmail.com
Facebook: https://www.facebook.com/vanphongluatsudragon
Văn phòng Luật sư đất đai Hà Nội:
- Phòng 14.6, Tầng 14, Tòa nhà Vimeco, đường Phạm Hùng, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
- Số 24 ngõ 29 Phố Trạm, Long Biên, Hà Nội.
Văn Phòng Luật Sư đất đai tại Hải Phòng: Số 102, Lô 14 đường Lê Hồng Phong, quận Hải An, Hải Phòng.
FAQ (Câu hỏi thường gặp)
1. ODR là gì?
Trả lời: ODR là viết tắt của Online-Dispute Resolution - Giải quyết tranh chấp trực tuyến
2. ODR cung cấp cho loại dịch vụ nào?
Trả lời: ODR cung cấp cho 12 loại dịch vụ sau:
B2C: Doanh nghiệp với Người tiêu dùng
B2B : Doanh nghiệp với Doanh nghiệp
Intellectual Property: Sở hữu Trí tuệ
C2C: Người tiêu dùng với người tiêu dùng
Insurance: Bảo hiểm
Other financial: Các dịch vụ Tì chính khác
Auctions: Đấu giá
Domaine name: Tên miền
Personal Injury: Thương tật Cá nhân
Copyright: Bản quyền Tác giả
E-banling: Ngân hàng Điện tử
Privacy: Quyền riêng tư.