Công ty luật Dragon
Đoàn Luật Sư Thành Phố Hà Nội

Công ty luật Dragon

4 phương thức giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế

Cập nhập: 9/19/2022 8:57:12 AM - Công ty luật Dragon

Việc trao đổi hàng hóa và dịch vụ giữa các quốc gia với nhau gọi chung là thương mại quốc tế. Chính vì có tính quốc tế nên các bên còn tồn tại nhiều bất đồng hay quan điểm khác nhau và tạo ra những tranh chấp về hợp đồng. Vậy điều này được quy định ra sao?

1. Giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế là gì?

Giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế là việc các bên tiến hành các biện pháp để loại bỏ các mâu thuẫn, xung đột diễn ra bằng các hình thức hay thủ tục cụ thể. Từ đó giúp làm rõ các quyền cũng như nghĩa vụ của các bên để đảm bảo sự công bằng về mặt quyền và trách nhiệm giữa các bên.

giai-quyet-tranh-chap-hop-dong-trong-thuong-mai-quoc-te-1

Hiểu thế nào về quy định về tranh chấp hợp đồng thương mại quốc tế

Quá trình mua bán, trao đổi quốc tế giữa các quốc gia sẽ diễn ra trên nguyên tắc ngang giá để đảm bảo quyền lợi và sự công bằng cho các bên. Tuy nhiên, đôi lúc nguyên tắc trên chỉ mới đưa ra nhưng chưa được áp dụng sẽ gây ra những tranh chấp, thậm chí còn xuất hiện tình trạng không thực hiện các nghĩa vụ như đã cam kết từ trước khiến việc tranh chấp càng phức tạp.

2. Đặc điểm của giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế

Để giải quyết các tranh chấp nói trên, các bên có thể tự do lựa chọn các phương thức giải quyết với điều kiện không vi phạm hay trái với quy định chung của pháp luật.

giai-quyet-tranh-chap-hop-dong-trong-thuong-mai-quoc-te-2

Sự phức tạp khi giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế.

Điều kiện đặt ra khi giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại quốc tế:

- Phải đảm bảo sự nhanh chóng cũng như không cản trở các hoạt động kinh doanh chung.

- Đảm bảo được mối quan hệ hợp tác, tin tưởng lẫn nhau giữa các bên trong quá trình kinh doanh.

- Bí mật kinh doanh phải được bảo mật tuyệt đối

- Chi phí cho việc giải quyết ở mức tối ưu,hợp lý nhất.

3. Phương thức giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế

Có 4 phương thức giải quyết tranh chấp trong thương mại quốc tế là thương lượng, hoà giải, giải quyết bằng trọng tài thương mại và khởi kiện thông qua toà án.

Giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế bằng thương lượng

Phương thức thương lượng là một trong những phương thức phổ biến và được sử dụng nhiều nhất để giải quyết tranh chấp. Trong đời sống xã hội, đặc biệt trong hoạt động thương mại, các bên trong tranh chấp thường áp dụng phương thức này.

Phương thức thương lượng có nhiều ưu điểm: Đầu tiên, phương thức này khá đơn giản và ít tốn kém. Thứ hai, không bị ràng buộc bởi các thủ tục pháp lý phức tạp. Thứ ba, phương thức này đảm bảo tối đa uy tín và bí mật trong kinh doanh. Thứ tư, mức độ phương hại đến mối quan hệ hợp tác giữa các bên cũng thấp, thậm chí còn tăng cường sự hiểu biết và hợp tác lẫn nhau sau khi thương lượng thành công.

Nếu thương lượng thành công, hai bên sẽ tìm được tiếng nói chung và đạt được thoả thuận theo nguyện vọng của cả hai bên. Thoả thuận này sẽ được pháp luật thừa nhận như một hợp đồng giữa các bên và các bên sẽ có nghĩa vụ thực hiện quyền và nghĩa vụ đối với nhau theo thoả thuận đó.

Đặc điểm của phương thức thương lượng trong giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế:

Các bên tranh chấp gặp nhau để thỏa thuận giải quyết bất đồng một cách tự nguyện mà không cần có bên thứ ba can thiệp hay ra phán quyết. Điều kiện để thương lượng tranh chấp hợp đồng thương mại là phải có tranh chấp xảy ra, các bên mong muốn giải quyết tranh chấp, giảm thiểu tổn thất, tiếp tục hợp tác và các bên có ý chí thiện chí, nhân nhượng, tôn trọng và giữ gìn uy tín cho nhau.

Quá trình thương lượng giữa các bên không chịu bất kì ràng buộc của nguyên tắc pháp lý hay quy định về thủ tục giải quyết tranh chấp. Thương lượng được xem là một phương thức hợp lý để giải quyết tranh chấp thương mại và được thừa nhận là một phương thức giải quyết tranh chấp thương mại theo pháp luật của Việt Nam.

Việc thực thi kết quả thương lượng phụ thuộc vào sự tự nguyện của mỗi bên tranh chấp và không có cơ chế pháp lý nào để bảo đảm việc thực thi kết quả thương lượng. Giải quyết tranh chấp thương mại bằng thương lượng là sự thể hiện quyền tự do thỏa thuận và định đoạt của các bên tranh chấp. Các bên tự đề xuất các giải pháp và thỏa hiệp với nhau theo trình tự, thủ tục tự chọn để giải quyết các bất đồng phát sinh mà không có sự tham gia hay can thiệp của bất kỳ cơ quan nhà nước nào.

Giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế bằng hoà giải

Hòa giải thương mại là quá trình các bên tham gia đàm phán với nhau để giải quyết tranh chấp, được hỗ trợ bởi một bên thứ ba được gọi là Hòa giải viên. Phương pháp này có nhiều điểm tương đồng với thương lượng, tuy nhiên khác biệt ở chỗ rằng trong quá trình hòa giải, bên thứ ba tham gia vào quá trình giải quyết tranh chấp và có trách nhiệm hỗ trợ các bên đạt được một thoả thuận giữa các bên.

Hòa giải viên không có quyền xét xử hay ra phán quyết cuối cùng như trọng tài, mà chỉ đóng vai trò hỗ trợ các bên trong việc tiến hành hòa giải theo một trình tự nhất định và đảm bảo quá trình diễn ra một cách hiệu quả.

Đặc điểm của phương thức hoà giải trong giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế:

- Hoà giải được sử dụng trong việc giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế với sự trợ giúp của một bên thứ ba đóng vai trò là trung gian hoà giải (do các bên tranh chấp lựa chọn) để giúp các bên tìm ra giải pháp tối ưu và giảm thiểu tranh chấp phát sinh. Hoà giải viên đóng vai trò quan trọng trong quá trình hoà giải, tuy nhiên, hoà giải viên không có quyền hạn để ra quyết định hay áp đặt bất kỳ giải pháp cụ thể nào cho các bên. Quyết định cuối cùng được đưa ra dựa trên việc điều tiết lợi ích và sự thiện chí của các bên. 

- Hoà giải được thực hiện trên cơ sở tự nguyện và có thể kéo dài tuỳ thuộc vào mong muốn của các bên. Quá trình hoà giải bắt đầu hay kết thúc hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí của các bên. Trong quá trình tham gia hoà giải, các bên sẽ đạt được thoả thuận về việc giải quyết tranh chấp và đảm bảo mối quan hệ giữa các bên sau này.

Giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế bằng trọng tài thương mại

Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật trọng tài thương mại 2010, trọng tài thương mại được định nghĩa là "phương thức giải quyết tranh chấp do các bên thỏa thuận. Việc tiến hành giải quyết tranh chấp phải tuân thủ theo quy định của Luật Trọng tài thương mại 2010."

Các tranh chấp ở đây là các tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại, một bên có hoạt động thương mại hoặc các tranh chấp mà pháp luật quy định phải giải quyết bằng trọng tài thương mại.

Khi các bên tranh chấp đã đạt được thoả thuận trong trọng tài nhưng một bên lại khởi kiện tại Toà án, thì Toà án phải từ chối thụ lý, trừ khi thoả thuận trọng tài không có hiệu lực hoặc không thực hiện được.

Để giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế bằng phương thức trọng tài, các bên cần đáp ứng một số điều kiện. Có thể thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng trọng tài trước hoặc sau khi tranh chấp xảy ra. Thỏa thuận trọng tài có thể được đưa ra dưới hình thức một điều khoản trong hợp đồng hoặc theo một thỏa thuận riêng, tuy nhiên, thỏa thuận này bắt buộc phải được lập thành văn bản.

Phương thức này có đặc điểm sau:

- Việc giải quyết tranh chấp bằng phương thức trọng tài là cách đơn giản, linh hoạt và nhanh chóng để các bên có thể đạt được giải pháp cho tranh chấp của họ. Trung tâm trọng tài thường có cơ cấu gồm ban điều hành, ban thư ký và các trọng tài viên. Bộ máy của trung tâm trọng tài rất gọn nhẹ và bao gồm chủ tịch, phó chủ tịch và tổng thư ký được bổ nhiệm bởi chủ tịch. Chủ tịch của trung tâm trọng tài là một trong số các trọng tài viên có sẵn trong danh sách của trung tâm.

- Phán quyết trọng tài có tính chất chung thẩm và có giá trị bắt buộc đối với các bên liên quan. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, phán quyết trọng tài có thể bị Toà án có thẩm quyền huỷ bỏ.

- Phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài không bị giới hạn về lãnh thổ và có thể được thỏa thuận trước hoặc sau khi tranh chấp xảy ra. Các bên có quyền lựa chọn trọng tài để giải quyết tranh chấp của họ mà không cần phải giới hạn trong một lãnh thổ cụ thể.

>>> Xem thêm: Giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài thương mại

Giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại quốc tế thông qua toà án

Toà án là cơ quan do Nhà nước thành lập để giải quyết các tranh chấp và phán quyết của Toà án được bảo đảm thi hành bằng sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước.

Trong quá trình giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại quốc tế, Toà án phải tuân theo các nguyên tắc và trình tự quy định rõ ràng trong pháp luật. Chi tiết về các quy định này có thể được tìm thấy trong điều 683 của Bộ Luật dân sự năm 2015.

giai-quyet-tranh-chap-hop-dong-trong-thuong-mai-quoc-te-3

Tranh chấp được giải quyết bởi Tòa án có thẩm quyền.

Đặc điểm của phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng bằng toà án:

- Trong quá trình giải quyết tranh chấp, Tòa án phải tuân theo những nguyên tắc, trình tự nhất định được quy định tại điều 683 Bộ Luật Dân sự năm 2015. Ngoài ra, Tòa án có thể ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời để đảm bảo thi hành án như kê biên tài sản đang tranh chấp, phong tỏa tài khoản tại ngân hàng,…

- Đương sự có quyền kháng cáo và yêu cầu xét xử lại nếu cho rằng phán quyết của Tòa án không thỏa đáng.

- Việc giải quyết tranh chấp bằng Tòa án có thể qua nhiều cấp xét xử để đảm bảo quyết định của toà án được công bằng và khách quan. Tuy nhiên, phương thức này thường phức tạp, lâu dài, tốn kém hơn và không có tính bảo mật thông tin cao như phương thức thương lượng.

4. Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại quốc tế

Công ty Luật Dragon là thành viên của Đoàn Luật sư Hà Nội và là một trong những hãng luật hàng đầu tại Hà Nội và trên toàn quốc. Chúng tôi cam kết luôn bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức và cá nhân, đồng thời tuân thủ tất cả các quy định và luật lệ của Việt Nam để đảm bảo sự công bằng và minh bạch trong hoạt động của mình.

Các dịch vụ tư vấn pháp lý liên quan đến hợp đồng và giải quyết tranh chấp:

- Tư vấn về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng

- Tư vấn về các hình thức giải quyết tranh chấp hiệu quả và thủ tục liên quan

- Tư vấn về các căn cứ giải quyết tranh chấp

- Tư vấn về pháp luật và thực tiễn trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

- Tư vấn về các quy định trong hợp đồng vận tải quốc tế

- Soạn thảo đơn khởi kiện và đơn tự bảo vệ, cùng các loại tài liệu liên quan

- Soạn thảo các văn bản trong nghiệp vụ xuất-nhập khẩu hàng hóa

- Soạn thảo các hợp đồng thương mại quốc tế và các tài liệu khác

- Tham gia trực tiếp vào giải quyết tranh chấp bằng cách tiếp nhận hồ sơ, soạn thảo các văn bản đơn từ,…

- Tham gia vào quá trình thu thập tài liệu, chứng cứ

- Đại diện cho khách hàng làm việc với các cơ quan chức năng trong quá trình giải quyết tranh chấp

- Bảo vệ quyền lợi cho khách hàng tại các phiên Tòa.

Trên đây là những quy định cụ thể về vấn đề giải quyết tranh chấp trong hợp đồng thương mại quốc tế mà Luật Dragon gửi đến quý độc giả.

Nếu có nhu cầu hay muốn tìm hiểu kỹ về vấn đề trên, hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp:

Công ty Luật Dragon - Hotline (miễn phí): 1900.599.979

Email: dragonlawfirm@gmail.com

Facebook: https://www.facebook.com/vanphongluatsudragon

Văn phòng Luật sư đất đai Hà Nội:

- Phòng 14.6, Tầng 14, Tòa nhà Vimeco, đường Phạm Hùng, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

- Số 24 ngõ 29 Phố Trạm, Long Biên, Hà Nội.

Văn Phòng Luật Sư đất đai tại Hải Phòng: Số 102, Lô 14 đường Lê Hồng Phong, quận Hải An, Hải Phòng.

 

FAQ (Câu hỏi thường gặp)

1. Ai có thẩm quyền giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế?

Trả lời: Tòa án nhân dân (Việt Nam) có thẩm quyền giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế theo quy định tại Bộ Luật tố tụng Dân sự 2015

2. Tranh chấp thương mại quốc tế là gì?

Trả lời: Tranh chấp thương mại quốc tế là một trận mâu thuẫn xảy ra khi một bên vi phạm hoặc không thực hiện nghĩa vụ cam kết trong hoạt động thương mại quốc tế.

Hỗ trợ trực tuyến

Luật sư Nguyễn Minh Long

Điện Thoại: 098.301.9109

Tổng đài tư vấn trực tuyến:1900.599.979

Địa chỉ văn phòng: Phòng 14.6, Tòa nhà Vimeco, đường Phạm Hùng, Quận Cầu Giấy, Hà Nội.

Email: dragonlawfirm@gmail.com

DMCA Protect

DMCA.com Protection Status
zalo Phone