Giải quyết tranh chấp hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC)
Cập nhập: 9/26/2022 2:41:33 PM - Công ty luật Dragon
Hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) được lựa chọn bởi nhiều nhà đầu tư vì tiện lợi của việc không cần thành lập tổ chức kinh tế nhưng vẫn có thể hợp tác và chia sẻ lợi nhuận, sản phẩm. Tuy nhiên, vẫn có nhiều tranh chấp xảy ra liên quan đến loại hợp đồng này. Hãy xem bài viết dưới đây để biết thêm về các loại tranh chấp, cách giải quyết và thẩm quyền trong tranh chấp hợp đồng hợp tác kinh doanh cùng Công ty Luật Dragon.
1. Hợp đồng hợp tác kinh doanh là gì?
Định nghĩa về hợp tác trong kinh doanh theo quy định pháp luật.
Hợp đồng hợp tác kinh doanh (hợp đồng BCC - Business Cooperation Contract) là một thỏa thuận được kí kết giữa các nhà đầu tư nhằm cùng hợp tác trong hoạt động kinh doanh, chia sẻ lợi nhuận và phân chia sản phẩm theo quy định của pháp luật mà không cần thành lập một tổ chức kinh tế.
2. Các vấn đề tranh chấp diễn ra tại hợp đồng hợp tác kinh doanh
Tranh chấp trong các hợp đồng hợp tác giữa các doanh nghiệp.
Hợp đồng BCC là một hình thức đầu tư phân chia lợi nhuận và sản phẩm giữa các nhà đầu tư mà không yêu cầu thành lập một tổ chức kinh tế. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện hợp đồng này, có thể xảy ra tranh chấp. Các tranh chấp thường gặp trong hợp đồng BCC bao gồm:
- Tranh chấp về tài sản và lợi tức: Có thể xảy ra tranh chấp liên quan đến sở hữu và phân chia tài sản, lợi tức thu được từ hoạt động kinh doanh theo hợp đồng BCC.
- Tranh chấp về quản lý kinh doanh: Các bên có thể có quan điểm khác nhau về cách quản lý và thực hiện hoạt động kinh doanh theo hợp đồng BCC, dẫn đến xung đột và tranh chấp.
- Tranh chấp về rút vốn và chấm dứt hợp đồng: Có thể xảy ra tranh chấp khi các bên muốn rút vốn hoặc chấm dứt hợp đồng BCC trước thời hạn đã được thỏa thuận.
3. Hướng giải quyết khi có tranh chấp hợp đồng
Có 4 phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng hợp tác kinh doanh là Thương lượng, Hoà giải, giải quyết bằng trọng tài và bằng Toà án. Chi tiết như sau:
Thương lượng
Thương lượng là một phương pháp giải quyết tranh chấp thông qua việc các bên trong tranh chấp ngồi lại cùng nhau bàn bạc, thống nhất và loại bỏ những khúc mắc để giải quyết tranh chấp. Thương lượng dựa trên sự thiện chí của các bên mà không có sự can thiệp của bên thứ ba.
Đây là một phương pháp không chính thức để giải quyết tranh chấp. Thông thường, ngay từ khi tranh chấp mới phát sinh, các bên sẽ tiến hành trao đổi và thương lượng để cố gắng đạt được một thỏa thuận giải quyết tranh chấp.
Hòa giải
Cũng như thương lượng, hòa giải cũng là phương pháp thuận tiện, nhanh chóng, linh hoạt và ít gây tốn kém. Tuy nhiên, phương thức này sẽ chịu sự chi phối bởi pháp luật nhưng rất ít.
Có sự tham gia của bên thứ ba có chuyên môn về lĩnh vực tranh chấp nên có thể thay mặt các bên giải quyết nhanh chóng và công bằng hơn.
Tuy nhiên, việc hòa giải cũng sẽ phụ thuộc vào sự tự giác của các bên nên khi một bên không trung thực hay không hợp tác thì hòa giải rất khó thành công.
Ngoài ra, phương pháp này cũng thường bị biến tướng trở thành công cụ trì hoãn nghĩa vụ của một bên dẫn đến quyền lợi mất cân bằng. Thậm chí còn có khả năng khiến bên chịu ảnh hưởng mất quyền khởi kiện.
Trọng tài
Trọng tài thương mại (TTTM) là một phương thức giải quyết tranh chấp mà các bên tham gia đồng ý trong thỏa thuận trọng tài và được thực hiện theo quy định của Luật Trọng tài Thương mại 2010. Tuy nhiên, không phải khi nào cũng có thỏa thuận trọng tài mà TTTM có thẩm quyền giải quyết tranh chấp. Khi thỏa thuận trọng tài không hợp lệ hoặc vô hiệu, thì thẩm quyền giải quyết tranh chấp sẽ thuộc về Tòa án.
>>> Xem thêm: Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại
Tòa án
Giải quyết tranh chấp hợp đồng hợp tác kinh doanh tại Toà án
Mang tính cưỡng chế và bắt buộc áp dụng bằng quyền lực nhà nước. Từ đó giúp các bên có thể nâng cao ý thức pháp luật của bản thân.
Các bên vẫn có quyền kháng cáo khi không thỏa mãn về mặt quyền lợi của bản thân với điều kiện bản án đó chưa được thi hành ngay.
Thủ tục giải quyết khá phức tạp khi phải trải qua nhiều giai đoạn và có thể kéo dài khá lâu nếu tranh chấp phức tạp.
Xét xử sẽ được công khai nên sẽ gây ảnh hưởng đến bí mật kinh doanh hay tâm lý chung của doanh nghiệp.
4. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng hợp tác kinh doanh
Toà án hoặc Trọng tài thương mại sẽ có quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng BCC tuỳ theo tính chất của vụ việc, cụ thể như sau:
Thẩm quyền của trọng tài thương mại
Phương thức giải quyết tranh chấp thông qua trọng tài là một trong những phương pháp phổ biến nhất trong các vụ tranh chấp hợp đồng BCC. Theo Điều 2 của Luật Trọng tài thương mại 2010, trọng tài thương mại có thẩm quyền giải quyết các vụ việc sau đây:
1. Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại.
2. Tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại.
3. Tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng trọng tài.
Để giải quyết tranh chấp tại Trọng tài thương mại, các bên cần ký kết thỏa thuận trọng tài hợp lệ. Để đảm bảo việc này, các bên nên tham khảo mẫu điều khoản thỏa thuận trọng tài do Trung tâm Trọng tài mà các bên chọn lựa cung cấp.
Quy trình thủ tục giải quyết tranh chấp thông qua trọng tài sẽ tuân thủ theo Quy tắc tố tụng của Trung tâm Trọng tài và Luật Trọng tài thương mại 2010, cũng như các hướng dẫn thi hành liên quan.
Thẩm quyền giải quyết của Toà án
Theo Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng BCC bao gồm thẩm quyền theo vụ việc, thẩm quyền theo cấp tòa án và thẩm quyền theo lãnh thổ.
1. Thẩm quyền theo vụ việc: Đối với tranh chấp hợp đồng BCC, đây là tranh chấp giữa các cá nhân, tổ chức đã đăng ký kinh doanh (nhà đầu tư) và có mục đích lợi nhuận thuộc loại tranh chấp thương mại theo quy định tại khoản 1 Điều 30 của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
2. Thẩm quyền theo cấp tòa án: Theo khoản 1 Điều 35 của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng BCC thuộc về Tòa án nhân dân cấp huyện. Tuy nhiên, trong trường hợp có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài hoặc cho Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài, thì thẩm quyền giải quyết thuộc về Tòa án nhân dân cấp tỉnh.
3. Thẩm quyền theo lãnh thổ: Theo điểm a, b khoản 1 Điều 39 của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015:
- Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp là nơi nguyên đơn cư trú, làm việc, nếu nguyên đơn là cá nhân, hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức, theo thủ tục sơ thẩm.
- Trường hợp các bên thỏa thuận bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân, hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức để giải quyết tranh chấp.
Trên đây là một vài vấn đề liên quan đến tranh chấp xảy ra tại các hợp đồng hợp tác kinh doanh mà Công ty Luật Dragon gửi đến bạn đọc.
Hãy liên hệ với chúng tôi khi có bất kỳ thắc mắc liên quan hoặc đặt dịch vụ giải quyết tranh chấp kinh tế, thương mại tại:
Hotline: 1900.599.979 -
Email: dragonlawfirm@gmail.com
Facebook: https://www.facebook.com/vanphongluatsudragon
Văn phòng Luật sư tại Hà Nội: Phòng 14.6, Tầng 14, Tòa nhà Vimeco, đường Phạm Hùng, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
Văn phòng Luật sư tại Long Biên: số 24 ngõ 29 Phố Trạm, Long Biên, Hà Nội.
Văn Phòng Luật Sư tại Hải Phòng: Số 102, lô 14 đường Lê Hồng Phong, quận Hải An, TP Hải Phòng
>>> Xem thêm: Văn phòng luật sư giỏi tại Hà Nội