Trọng tài thương mại là gì? Ưu nhược điểm của trọng tài thương mại
Cập nhập: 3/11/2020 9:50:52 AM - Công ty luật Dragon
Thực tế trong lĩnh vực thương mại và kinh doanh, ngày càng có nhiều vụ việc/tranh chấp giữa các bên được giải quyết thông qua Trọng tài thay vì điều tra xét xử tại Tòa án theo truyền thống. Bài viết dưới đây sẽ đề cập đến một số vấn đề về quá trình giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài.
1. Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là gì?
Giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài thương mại là phương pháp giải quyết xung đột thông qua hoạt động của Trọng tài viên, với tư cách là bên thứ ba độc lập. Bằng cách đưa ra phán quyết trọng tài, các bên tranh chấp có thể chấm dứt các xung đột và phải tuân thủ theo quyết định đó.
Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là gì?
2. Đặc điểm giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại
Trọng tài là một phương thức giải quyết tranh chấp trong thương mại, do các đương sự thỏa thuận lựa chọn để giải quyết tranh chấp có tính chất tư pháp phi chính phủ. Điều này đảm bảo quyền tự định đoạt của các bên trong việc giải quyết tranh chấp và đồng thời mang lại tính bảo mật cao cho nội dung tranh chấp.
Trọng tài chỉ giải quyết khi có yêu cầu của các bên tranh chấp và tranh chấp đó phải nằm trong thẩm quyền giải quyết của trọng tài. Các tranh chấp cần giải quyết bằng trọng tài phải được ghi nhận bằng thỏa thuận trọng tài có hiệu lực pháp luật. Thỏa thuận trọng tài phải được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp và bao gồm các tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại hoặc phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại.
Chủ thể giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài là các trọng tài viên độc lập hoặc hội đồng trọng tài gồm nhiều trọng tài viên. Trọng tài viên là người được các bên lựa chọn hoặc được trung tâm trọng tài hoặc toà án chỉ định để giải quyết tranh chấp. Trọng tài phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn được quy định tại Luật Trọng tài thương mại năm 2010.
Phán quyết của trọng tài có tính chất nhân danh và vì lợi ích của các bên tranh chấp. Khác với toà án, phán quyết của trọng tài không mang tính quyền lực nhà nước và không bị kháng cáo hay kháng nghị.
Trọng tài cũng là một cơ chế giải quyết tranh chấp đảm bảo tính bí mật, bởi việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài được tiến hành không công khai trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. Quy định này đáp ứng nhu cầu tin cậy trong quan hệ thương mại và bảo vệ uy tín, thương hiệu của doanh nghiệp. Tuy nhiên, tranh chấp thuộc một số trường hợp như hủy phán quyết trọng tài, đình chỉ giải quyết tranh chấp của Hội đồng trọng tài, hay tranh chấp thuộc thẩm quyền toà án sẽ không được giải quyết bằng trọng tài.
3. Hình thức trọng tài thương mại
Trong tài thương mại tồn tại dưới 2 hình thức:
Trọng tài vụ việc
Khái niệm: Trọng tài vụ việc là hình thức giải quyết theo quy định của Luật Trọng tài thương mại năm 2010 và trình tự, thủ tục do các bên thỏa thuận.
Đặc điểm của trọng tài vụ việc:
- Thứ nhất: Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài vụ việc chỉ tồn tại và hoạt động trong thời gian giải quyết vụ tranh chấp giữa các bên, khi giải quyết xong vụ tranh chấp, trọng tài tự chấm dứt hoạt động.
- Thứ hai: Trọng tài vụ việc không có trụ sở thường trực, không có bộ máy điều hành và không có danh sách Trọng tài viên riêng.
- Thứ ba: Trọng tài vụ việc khi giải quyết không có quy tắc tố tụng riêng. Các quy tắc tố tụng giải quyết tranh chấp phải được xây dựng dựa trên sự thỏa thuận chung giữa các bên.
Trọng tài quy chế
Khái niệm: Trọng tài quy chế là hình thức giải quyết tranh chấp tại một Trung tâm trọng tài theo quy định của Luật Trọng tài thương mại năm 2010 và quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài đó.
Đặc điểm của trọng tài quy chế:
- Thứ nhất: Trọng tài quy chế được tổ chức dưới hình thức các trung tâm trọng tài. Trung tâm trọng tài là tổ chức phi chính phủ, không nằm trong hệ thống cơ quan nhà nước. Tuy nhiên, trung tâm trọng tài vẫn luôn đặt dưới sự quản lý và hỗ trợ của Nhà nước.
- Thứ hai: Các Trung tâm trọng tài có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng (Khoản 1 Điều 27 Luật Trọng tài thương mại năm 2010) tồn tại độc lập với nhau.
- Thứ ba: Tổ chức và quản lý ở các Trung tâm trọng tài đơn giản, gọn nhẹ. Trung tâm trọng tài có Ban điều hành và Ban thư ký. Cơ cấu, bộ máy của Trung tâm trọng tài do điều lệ của Trung tâm quy định.
- Thứ tư: Mỗi Trung tâm trọng tài tự quyết định về lĩnh vực hoạt động và có quy tắc tố tụng riêng.
- Thứ năm: Hoạt động xét xử của Trung tâm trọng tài được tiến hành bởi các Trọng tài viên của Trung tâm.
4. Ưu nhược điểm của giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài
Ưu điểm
- So với giải quyết bằng tòa án áp dụng cho các vụ việc trong lĩnh vực dân sự nói chung, thủ tục trọng tài áp dụng cho các tranh chấp trong hoạt động thương mại đơn giản hơn, hạn chế tốn kém về thời gian và tiền bạc cho doanh nghiệp khi xảy ra tranh chấp.
- Việc được quyền lựa chọn trọng tài viên cho phép các bên lựa chọn được các chuyên gia có chuyên môn và kinh nghiệm thực tế về vấn đề tranh chấp, có uy tín trong ngành nghề trở thành trọng tài viên giải quyết tranh chấp của các bên, đảm bảo chất lượng giải quyết.
- Trọng tài tôn trọng tính bảo mật thông tin cho toàn bộ quá trình, phiên họp trọng tài cũng được thực hiện không công khai. Nhờ đó, các bên trong tranh chấp có thể đảm bảo được uy tín của mình trên thương trường.
- Thẩm quyền của hội đồng trọng tài được thiết lập dựa trên sự tự nguyện thỏa thuận của các bên mà không phụ thuộc vào quyền lực nhà nước.
- Phán quyết của trọng tài có đặc điểm giống như bản án của tòa án đó chính là mang tính chung thẩm và bắt buộc các bên phải thi hành.
Nhược điểm
- Vì đẩy cao tính hợp tác và tự hòa giải của các bên nên kết quả của giải quyết bằng trọng tài phụ thuộc vào thái độ, thiện chí của các bên tranh chấp.
- Phán quyết của trọng tài không mang tính cưỡng chế cao, việc thực thi phán quyết trọng tài phụ thuộc vào thiện chí và sự hợp tác của các bên.
- Phán quyết của trọng tài có thể bị hủy khi một trong các bên tranh chấp có yêu cầu tòa án xem xét lại.
- Do không có bộ máy giúp việc và có cơ quan thi hành, cưỡng chế như tòa án nên trọng tài có thể gặp khó khăn trong quá trình giải quyết những tranh chấp phức tạp cần thu thập chứng cứ, triệu tập nhân chứng nếu như bên đó không hợp tác.
5. Dịch vụ giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài uy tín
Công ty Luật Dragon trực thuộc Đoàn Luật sư Hà Nội, là một trong những hãng luật uy tín tại Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung. Công ty Luật Dragon luôn coi bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân là sứ mệnh quan trọng của một đơn vị hoạt động trong lĩnh vực pháp lý, đảm bảo công bằng và tuân thủ theo pháp luật Việt Nam.
Đoàn luật sư của Công ty Luật Dragon
Với đội ngũ luật sư, chuyên viên chuyên lĩnh vực trọng tài thương mại, Công ty Luật Dragon sẽ cung cấp cho quý khách hàng dịch vụ pháp lý tốt. Công ty chuyên tư vấn, giải đáp các thủ tục liên quan đến hoạt động giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại và đại diện cho khách hàng tham gia tố tụng trọng tài để bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích chính đáng của khách hàng.
Công ty Luật Dragon chuyên giải quyết các tranh chấp phát sinh từ hoạt động thương mại, bao gồm: mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, phân phối đại diện, đại lý thương mại, ký gửi, vận chuyển hàng hóa, hành khách bằng đường hàng không, đường biển, đường sắt, đường bộ v.v…
>>> Xem ngay: Phí thuê luật sư giải quyết tranh chấp mới nhất
FAQ (Câu hỏi thường gặp)
1. Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại có ưu điểm gì?
Trả lời: Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại có nhiều ưu điểm như thủ trọng tài được thực hiện nhanh chóng và đơn giản, cho phép các bên tự do chọn thời gian và địa điểm giải quyết tranh chấp mà không cần qua nhiều cấp xét xử.
2. Khi nào áp dụng trọng tài thương mại để giải quyết tranh chấp?
Trả lời: Theo Khoản 1 Điều 5 Luật Trọng tài thương mại 2010, nếu các bên có thoả thuận trọng tài thì được áp dụng trọng tài thương mại để giải quyết tranh chấp.
Mọi thắc mắc về giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại, xin vui lòng liên hệ:
Công ty Luật Dragon – Hotline: 1900.599.979
Email: dragonlawfirm@gmail.com
Facebook: https://www.facebook.com/vanphongluatsudragon
Văn phòng Luật sư tại Hà Nội: Phòng 14.6, Tầng 14, Tòa nhà Vimeco, đường Phạm Hùng, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
Văn phòng Luật sư tại Long Biên: số 24 ngõ 29 Phố Trạm, Long Biên, Hà Nội.
Văn Phòng Luật Sư tại Hải Phòng: Số 102, lô 14 đường Lê Hồng Phong, quận Hải An, TP Hải Phòng