Giải quyết tranh chấp hợp đồng đặt cọc như thế nào?
Cập nhập: 9/23/2022 3:13:13 PM - Công ty luật Dragon
Việc tranh chấp xảy ra trong các giao dịch liên quan đến tài sản xảy ra khiến các bên không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng. Vậy giải quyết tranh chấp hợp đồng đặt cọc như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết của chúng tôi.
1. Những quy định liên quan đến hợp đồng đặt cọc
Quy định về các thông tin trong hợp đồng đặt cọc
Khái niệm hợp đồng đặt cọc
Hợp đồng đặt cọc là hợp đồng có chứa các điều khoản đặt cọc để hướng tới việc đảm bảo thực hiện các cam kết theo đúng thỏa thuận tại hợp đồng của các bên. Đồng thời nó còn là minh chứng cho việc xác lập giao dịch của các bên tại hợp đồng.
Hợp đồng đặt cọc khi đáp ứng đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều 117 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
“a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội”
Quy định pháp luật về số tiền đặt cọc
Hiện nay, không có bất cứ quy định cụ thể nào liên quan đến số tiền đặt cọc để hợp đồng có hiệu lực vì giá trị đặt cọc là bao nhiêu là phụ thuộc vào sự thỏa thuận của các bên, tức là bên bán và bên mua.
Đặt cọc bằng tiền hay tài sản sẽ tốt hơn.
Tuy nhiên để đảm bảo an toàn cho mình thì theo các chuyên gia tư vấn pháp lý, người mua chỉ nên đặt cọc không quá 20% giá trị của tài sản muốn mua để đảm bảo quyền lợi cho cả hai bên. Vì nếu người mua đặt cọc quá nhiều thì rất dễ gặp rủi ro khi trên thực tế, nhiều trường hợp bên bán đưa ra nhiều lý do vô lý khiến người mua không thể tiếp tục thực hiện thỏa thuận và bỏ ngang. Lúc này, người mua sẽ bị mất tiền cọc.
Nội dung cần có trong hợp đồng đặt cọc
Theo Điều 402 của Bộ luật dân sự, hợp đồng đặt cọc cần bao gồm các điều khoản thỏa thuận chính sau đây:
1. Thông tin của bên đặt cọc, bên nhận đặt cọc;
2. Tài sản đặt cọc;
3. Mục đích đặt cọc;
4. Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng;
5. Quyền, nghĩa vụ của các bên;
6. Hình thức giải quyết tranh chấp;
7. Phạt vi phạm hợp đồng;
8. Các nội dung khác như: Cam đoan của các bên, Điều khoản chung….
2. Hướng giải quyết khi xảy ra tranh chấp hợp đồng đặt cọc
Tranh chấp hợp đồng đặt cọc là những xung đột về lợi ích giữa các bên trong hợp đồng, dưới đây là 3 tranh chấp tranh chấp phổ biến nhất là:
- Tranh chấp về hiệu lực của hợp đồng
- Tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng
- Tranh chấp về phạt và tiền đặt cọc.
Tranh chấp quyền lợi của các bên trong hợp đồng
Khi có tranh chấp về hợp đồng đặt cọc, việc giải quyết tranh chấp phụ thuộc vào các điều kiện và quy định của pháp luật. Nếu các bên không có thoả thuận khác về việc xử lý đặt cọc, thì việc xử lý được thực hiện như sau: Căn cứ theo mục 1, phần I của Nghị quyết số 01/2003/NQ-HĐTP ngày 16/4/2003 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC.
Trong trường hợp đặt cọc chỉ để bảo đảm cho việc giao kết hợp đồng hoặc chỉ để bảo đảm cho việc thực hiện hợp đồng hoặc vừa để bảo đảm cho việc giao kết hợp đồng vừa để bảo đảm cho việc thực hiện hợp đồng thì bên nào có lỗi làm cho hợp đồng không được giao kết hoặc không được thực hiện hoặc bị vô hiệu, thì phải chịu phạt cọc theo quy định tại khoản 2 Điều 328 Bộ luật dân sự 2015.
Trong trường hợp đặt cọc chỉ để bảo đảm cho việc giao kết hợp đồng, nếu trong quá trình thực hiện hợp đồng mới có sự vi phạm làm cho hợp đồng không được thực hiện hoặc mới phát hiện hợp đồng bị vô hiệu thì không phạt cọc. Việc giải quyết tranh chấp về vi phạm hợp đồng hoặc xử lý hợp đồng vô hiệu được thực hiện theo thủ tục chung.
Trong trường hợp các bên có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định điều kiện nếu đặt cọc bị vô hiệu là hợp đồng cũng bị vô hiệu, thì hợp đồng đương nhiên bị vô hiệu khi đặt cọc đó bị vô hiệu. Việc xử lý đặt cọc bị vô hiệu và hợp đồng bị vô hiệu được thực hiện theo quy định tại Điều 131 Bộ luật dân sự 2015.
Trong các trường hợp được hướng dẫn tại các điểm a và c mục 1 phần I của Nghị quyết số 01/2003/NQ-HĐTP, nếu cả hai bên cùng có lỗi hoặc trong trường hợp có sự kiện bất khả kháng hoặc có trở ngại khách quan thì không phạt cọc.
Khi xảy ra tranh chấp, hai bên có thể tự thỏa thuận, thương lượng với nhau. Tuy nhiên, nếu hai bên không thể tự thỏa thuận thì có thể khởi kiện tại Tòa án nhân dân.
3. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng đặt cọc
Toàn án nhân dân sẽ có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp hợp đồng đặt cọc nhưng dựa vào các yếu tố khác nhau để xem Toán án nhân dân nào có thẩm quyển xử lý như sau:
Căn cứ vào khoản 1 Điều 35 Bộ luật Tố tụng Dân sự:
“1. Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp sau đây:
a) Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 26 và Điều 28 của Bộ luật này, trừ tranh chấp quy định tại khoản 7 Điều 26 của Bộ luật này”.
Trong trường hợp hợp đồng đặt cọc có yếu tố nước ngoài, theo quy định tại Điều 37 của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, thẩm quyền giải quyết tranh chấp thuộc về Tòa án nhân dân cấp tỉnh.
>>> Xem thêm: Giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại quốc tế
Trên đây là những quy định liên quan đến tranh chấp hợp đồng đặt cọc mà Luật Dragon gửi đến bạn đọc. Nếu có thắc mắc, hãy liên với với chúng tôi để được tư vấn:
Hotline: 1900.599.979
Email: dragonlawfirm@gmail.com
Facebook: https://www.facebook.com/vanphongluatsudragon
Văn phòng Luật sư tại Hà Nội: Phòng 14.6, Tầng 14, Tòa nhà Vimeco, đường Phạm Hùng, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
Văn phòng Luật sư tại Long Biên: số 24 ngõ 29 Phố Trạm, Long Biên, Hà Nội.
Văn Phòng Luật Sư tại Hải Phòng: Số 102, lô 14 đường Lê Hồng Phong, phường Đằng Lâm, quận Hải An, TP Hải Phòng.