Vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu: Khái niệm và cách phân biệt
Cập nhập: 10/29/2023 9:30:11 PM - Công ty luật Dragon
“Em chào luật sư, hiện tại do yêu cầu công việc cần pháp nhân làm hợp đồng với đối tác, nhóm của em dự định mở công ty. Tuy nhiên em thắc mắc không rõ vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu là gì, chúng có khác nhau ra sao? Luật sư giải đáp cho em với!” - anh Minh, Freelancer tại TP.HCM.
Chào anh Minh, ngay sau đây Luật sư Nguyễn Minh Long từ Công ty Luật Dragon sẽ giúp anh giải đáp toàn bộ thông tin về vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu là gì và chi tiết quy định pháp luật liên quan đến hai loại vốn này trong doanh nghiệp.
1. Khái niệm vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu
Vốn điều lệ là gì?
Vốn điều lệ là tổng số tiền mà các thành viên, cổ đông hoặc chủ sở hữu doanh nghiệp cam kết góp vào doanh nghiệp khi thành lập hoặc tăng vốn. Vốn điều lệ được quy định trong điều lệ doanh nghiệp và phải được đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Vốn điều lệ là cơ sở để xác định tỷ lệ phần trăm góp vốn của các thành viên, cổ đông hoặc chủ sở hữu doanh nghiệp.
Cụ thể theo quy định pháp luật tại Khoản 34 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020, vốn điều lệ được Nhà nước định nghĩa như sau:
"Điều 4. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
…
34. Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần."
Vốn chủ sở hữu là gì?
Vốn chủ sở hữu là tổng số tiền mà các thành viên, cổ đông hoặc chủ sở hữu doanh nghiệp đã góp vào doanh nghiệp, bao gồm cả vốn điều lệ và các nguồn khác như lợi nhuận sau thuế, quỹ dự phòng, quỹ phát triển… Vốn chủ sở hữu được tính sau khi trừ tất cả các khoản nợ, thể hiện trên bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp và phản ánh khả năng tài chính của doanh nghiệp.
2. Phân biệt vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu
Vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu có những điểm khác nhau sau:
Vốn Điều Lệ |
Vốn Chủ Sở Hữu |
|
Bản Chất |
Khoản tài sản góp vào công ty bởi thành viên hoặc cổ đông để trở thành chủ sở hữu. |
Khoản tài sản thực tế đã đầu tư hoặc tích luỹ trong quá trình hoạt động kinh doanh của công ty. |
Cơ Chế Hình Thành |
Hình thành từ cam kết góp vốn của các thành viên hoặc cổ đông theo điều lệ công ty. |
Hình thành từ đầu tư doanh nghiệp, lợi nhuận còn lại sau chi phí hoạt động, hoặc các nguồn thu khác. |
Đặc Điểm |
Có thể coi là tài sản hoặc nợ, đặc biệt khi doanh nghiệp phá sản. |
Thường không được xem là nợ, thể hiện tình hình về tăng giảm nguồn vốn trong tài sản sở hữu. |
Ý Nghĩa |
Đại diện cho cam kết trách nhiệm của thành viên, là nguồn đầu tư cho hoạt động công ty. |
Thể hiện tình hình tích luỹ và quản lý nguồn vốn trong doanh nghiệp, theo dõi sự thay đổi trong thời gian hoạt động. |
3. Vốn góp chủ sở hữu cao hơn vốn điều lệ có bị xử phạt không?
Căn cứ theo luật Doanh nghiệp 2020, Nghị định số 50/2016/NĐ-CP và các văn bản pháp luật có liên quan, không có điều nào quy định vốn góp chủ sở hữu cao hơn vốn điều lệ là bị xử phạt. Tuy nhiên, khi vốn chủ sở hữu cao hơn vốn điều lệ, có hai trường hợp xảy ra, quy định tại tại Điều 5, Khoản 3 Thông tư 96/2015/TT-BTC (sửa đổi, bổ sung một số nội dung tại Điều 7, Thông tư số 78/2014/TT-BTC):
-
Nếu khoản chênh lệch cao hơn này được xác định là thuộc sở hữu của doanh nghiệp, bổ sung vào nguồn vốn kinh doanh thì không tính vào thu nhập chịu thuế để tính thuế thu nhập doanh nghiệp của doanh nghiệp nhận vốn góp.
-
Nếu khoản chênh lệch cao hơn này được chia cho các thành viên góp vốn cũ thì khoản chênh lệch này là thu nhập của các thành viên góp vốn cũ.
Trên đây, Luật sư Luật sư Nguyễn Minh Long từ công ty Luật Dragon đã giải đáp đầy đủ cho thắc mắc về khái niệm của vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu và chi tiết quy định pháp luật liên quan đến hai loại vốn này trong doanh nghiệp. Nếu bạn đang gặp khó khăn trong thành lập doanh nghiệp và cần tư vấn pháp lý trực tiếp với Luật sư Long, bạn có thể liên hệ trực tiếp tới công ty Luật Dragon qua:
Hotline: 1900.599.979(Miễn phí) - 098.301.9109
Email: dragonlawfirm@gmail.com
Facebook: https://www.facebook.com/vanphongluatsudragon
Văn phòng Luật sư tại Hà Nội: Phòng 14.6, Tầng 14, Tòa nhà Vimeco, đường Phạm Hùng, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
Văn phòng Luật sư tại Long Biên: số 24 ngõ 29 Phố Trạm, Long Biên, Hà Nội.
Văn Phòng Luật Sư tại Hải Phòng: Số 102, lô 14 đường Lê Hồng Phong, quận Hải An, TP Hải Phòng.