Bị hại có Đơn xin miễn trách nhiệm hình sự trong vụ án Cố ý gây thương tích
Cập nhập: 10/11/2023 3:06:18 PM - Công ty luật Dragon
Trong vụ án cố ý gây thương tích, các bên có quyền tự thỏa thuận với nhau về bồi thường thiệt hại, với trách nhiệm hình sự thì bị hại có quyền xin miễn trách nhiệm hình sự. Luật sư chuyên hình sự sẽ tư vấn các quy định pháp luật liên quan tới việc bị hai có Đơn xin miễn trách nhiệm hình sự trong vụ án cố ý gây thương tích.
Trong vụ án cố ý gây thương tích, các bên có quyền tự thỏa thuận với nhau về bồi thường thiệt hại, với trách nhiệm hình sự thì bị hại có quyền xin miễn trách nhiệm hình sự. Luật sư chuyên hình sự sẽ tư vấn các quy định pháp luật liên quan tới việc bị hai có Đơn xin miễn trách nhiệm hình sự trong vụ án cố ý gây thương tích.
Tội cố ý gây thương tích bị xử lý như thế nào?
Hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho người khác là hành vi cố ý gây thương tích là hành vi cố ý xâm phạm thân thể, gây tổn hại cho sức khỏe người khác.
Như vậy, hành vi cố ý gây thương tích là hành vi một người đủ năng lực trách nhiệm hình sự cố ý dùng các bộ phân cơ thể hoặc hung khí nguy hiểm gây thương tích cho người khác; xâm phạm sức khỏe, tính mạng cua người khác được pháp pháp luật bảo vệ. Hành vi này mang tính chất cố ý; lường trước được hậu quả nhưng vẫn thực hiện.
Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 quy định về trách nhiệm hình sự đối với hành vi cố ý gây thương tích như sau:
Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác.
1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn gây nguy hại cho từ 02 người trở lên;
b) Dùng a-xít sunfuric (H2SO4) hoặc hóa chất nguy hiểm khác gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác;
c) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;
d) Phạm tội 02 lần trở lên;
đ) Phạm tội đối với 02 người trở lên;
e) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
g) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng mình, thầy giáo, cô giáo của mình;
h) Có tổ chức;
i) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
k) Phạm tội trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
l) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe do được thuê;
m) Có tính chất côn đồ;
n) Tái phạm nguy hiểm;
o) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.
2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, g, h, i, k, l, m, n và o khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm.
3. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%, thì bị phạt tù từ 04 năm đến 07 năm.
4. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, g, h, i, k, l, m, n và o khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm.
5. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên, nếu không thuộc trường hợp quy định tại điểm c khoản 6 Điều này hoặc dẫn đến chết người, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm.
6. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Làm chết 02 người trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;
c) Gây thương tích vào vùng mặt của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.
7. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
Bị hại có Đơn xin miễn trách nhiệm hình sự thì có khởi tố vụ án Cố ý gây thương tích không?
Điều 29 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định về căn cứ miễn trách nhiệm hình sự như sau:
“1. Người phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự khi có một trong những căn cứ sau đây:
a) Khi tiến hành điều tra, truy tố hoặc xét xử, do có sự thay đổi chính sách, pháp luật làm cho hành vi phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa;
b)Khi có quyết định đại xá.
2. Người phạm tội có thể được miễn trách nhiệm hình sự khi có một trong các căn cứ sau đây:
a) Khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử do chuyển biến của tình hình mà người phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa;
b) Khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử, người phạm tội mắc bệnh hiểm nghèo dẫn đến không còn khả năng gây nguy hiểm cho xã hội nữa;
c) Trước khi hành vi phạm tội bị phát giác, người phạm tội tự thú, khai rõ sự việc, góp phần có hiệu quả vào việc phát hiện và điều tra tội phạm, cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả của tội phạm và lập công lớn hoặc có cống hiến đặc biệt, được Nhà nước và xã hội thừa nhận.
3. Người thực hiện tội phạm nghiêm trọng do vô ý hoặc tội phạm ít nghiêm trọng gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm hoặc tài sản của người khác, đã tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả và được người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại tự nguyện hòa giải và đề nghị miễn trách nhiệm hình sự, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự”.
Như vậy, trường hợp khởi tố vụ án theo khoản 1 điều 134 thì khi bị hại có đơn xin miễn truy cứu trách nhiệm hình sự, Cơ quan tiến hành tố tụng sẽ đình chỉ vụ án, đình chỉ bị can (nếu có); đối với các trường hợp khoản còn lại điều 134 BLHS thì không có căn cứ miễn trách nhiệm hình sự, vì không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 29 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).
Mọi thông tin chi tiết về vấn đề pháp lý, liên hệ với chúng tôi tại:
Công ty Luật Dragon – Hotline: 1900.599.979
✉️Email: dragonlawfirm@gmail.com
🏘 Địa chỉ:
- Hà Nội:
+ Phòng 14.6, Tầng 14, Tòa nhà Vimeco, đường Phạm Hùng, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
+ Số 24 ngõ 29 Phố Trạm, phường Long Biên, quận Long Biên, TP Hà Nội
- Hải Phòng: Số 102, lô 14 đường Lê Hồng Phong, quận Hải An, TP Hải Phòng.