[GIẢI ĐÁP] Luật sư tham gia tố tụng vụ án hình sự khi nào?
Cập nhập: 6/8/2023 10:51:06 AM - Công ty luật Dragon
Luật sư cần phải tham gia trực tiếp vào vụ án hình sự để đảm bảo bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho thân chủ của mình. Bất kể Luật sư tham gia tố tụng ở giai đoạn nào và với tư cách nào, điều này đều có tầm quan trọng để bảo vệ công lý và đảm bảo các hoạt động tố tụng được tiến hành khách quan, đúng pháp luật.
1. Luật sư tham gia tố tụng vụ án hình sự khi nào?
Theo điều 74, bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 thời điểm luật sư bào chữa tham gia tố tụng được quy định như sau:
“Điều 74. Thời điểm người bào chữa tham gia tố tụng
Người bào chữa tham gia tố tụng từ khi khởi tố bị can.
Trường hợp bắt, tạm giữ người thì người bào chữa tham gia tố tụng từ khi người bị bắt có mặt tại trụ sở của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra hoặc từ khi có quyết định tạm giữ.
Trường hợp cần giữ bí mật điều tra đối với các tội xâm phạm an ninh quốc gia thì Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền quyết định để người bào chữa tham gia tố tụng từ khi kết thúc điều tra.”
Luật sư sẽ tham gia tố tụng từ khi người bị bắt có mặt tại trụ sở của Cơ quan điều tra hoặc từ khi có quyết định tạm giữ trong trường hợp bắt, tạm giữ người. Trường hợp không bắt, tạm giữ người, luật sư sẽ tham gia tố tụng từ khi khởi tố bị can.
Đối với các tội xâm phạm an ninh quốc gia mà cần giữ bí mật điều tra, thì Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền quyết định để luật sư tham gia tố tụng từ khi kết thúc điều tra.
2. Các giai đoạn trong một vụ án hình sự
Vụ án hình sự bao gồm 7 giai đoạn sau:
1. Khởi tố vụ án hình sự: Giai đoạn đầu tiên để tố tụng hình sự, trong đó cơ quan có thẩm quyền xác định có dấu hiệu tội phạm và quyết định khởi tố vụ án.
2. Điều tra vụ án hình sự: Cơ quan có thẩm quyền tiến hành các hoạt động điều tra và thu thập chứng cứ chứng minh tội phạm.
3. Truy tố vụ án hình sự: Viện Kiểm sát ra quyết định truy tố bị can, bổ sung hồ sơ, đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án, hoặc đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án đối với bị can.
4. Xét xử sơ thẩm vụ án hình sự: Tòa án xét xử vụ án.
5. Xét xử phúc thẩm vụ án hình sự: Tòa án cấp trên xem xét lại bản án hoặc quyết định sơ thẩm.
6. Thi hành bản án và quyết định của Tòa án: Bảo đảm bản án và quyết định của Tòa án được thi hành.
7. Giám đốc thẩm, tái thẩm: Xử lại trong trường hợp sai lầm về pháp luật của bản án hoặc quyết định của Tòa án đã có hiệu lực, theo trình tự giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.
3. Tư cách của Luật sư khi tham gia vào vụ án hình sự
Theo quy định tại Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, Luật sư có thể tham gia vào vụ án với tư cách người bào chữa hoặc người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố cáo, bị kiện nghị khởi tố hoặc của bị hại, đương sự.
>>> Tham khảo thêm tư vấn từ: TOP Luật sư giỏi hình sự tại Hải Phòng
4. Thủ tục đăng ký bào chữa để Luật sư tham gia tố tụng vụ án hình sự
Theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, luật sư bào chữa phải thực hiện thủ tục đăng ký bào chữa để tham gia vụ án hình sự. Theo Điều 78, luật sư bào chữa cần chuẩn bị các giấy tờ sau đây khi đăng ký thủ tục bào chữa:
- Thẻ luật sư (gốc hoặc bản sao công chứng);
- Bản sao chứng thực giấy yêu cầu của người bị buộc tội hoặc người đại diện, người thân thích của người bị buộc tội.
Đối với trường hợp chỉ định người bào chữa theo quy định tại Điều 76 của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, luật sư bào chữa phải xuất trình các giấy tờ sau đây:
- Thẻ luật sư (gốc hoặc bản sao công chứng);
- Bản sao chứng thực văn bản cử luật sư của tổ chức hành nghề luật sư nơi luật sư đó hành nghề hoặc văn bản phân công của Đoàn luật sư đối với luật sư hành nghề là cá nhân.
5. Thời gian làm thủ tục đăng ký bào chữa
Trong vòng 24 giờ kể từ khi nhận đủ giấy tờ quy định, các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải kiểm tra giấy tờ. Nếu giấy tờ đầy đủ và không thuộc trường hợp từ chối đăng ký bào chữa quy định tại khoản 5 Điều 78, cơ quan sẽ ghi vào sổ đăng ký bào chữa, gửi ngay văn bản thông báo cho người bào chữa, người đăng ký bào chữa và cơ sở giam giữ, và lưu giữ các giấy tờ liên quan đến việc đăng ký bào chữa vào hồ sơ vụ án. Nếu không đủ điều kiện, cơ quan sẽ từ chối việc đăng ký bào chữa và phải nêu rõ lý do bằng văn bản.
Có hai trường hợp khi từ chối đăng ký bào chữa:
1. Trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 72 của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015.
2. Người bị buộc tội thuộc trường hợp chỉ định người bào chữa từ chối người bào chữa.
6. Luật sư giải quyết được gì khi trong một vụ án hình sự?
Khi có mặt luật sư trong vụ án hình sự, luật sư có thể giải quyết nhiều vấn đề quan trọng trong tố tụng hình sự để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của thân chủ mình. Cụ thể:
- Khi thân chủ trong vụ án hình sự không hiểu biết hết về hành vi phạm tội, tính chất mức độ, cách giải quyết của cơ quan tố tụng. Thân chủ không tự trình bày được các luận điểm hay chứng tỏ với các cơ quan tiến hành tố tụng.
- Luật sư giúp thân chủ nắm bắt được các quy định pháp luật liên quan đến tội danh bị truy cứu trách nhiệm hình sự, các quy trình tố tụng, thời gian, quá trình giải quyết. Giúp cho thân chủ của mình hiểu một cách tổng thể nhất về việc giải quyết vụ án. Tránh tối đa việc tốn kém chi phí không cần thiết, an tâm, suy nghĩ sáng suốt khi giải quyết công việc.
- Giúp cho thân chủ yên tâm, bình tĩnh đánh giá tính chất, mức độ, hậu quả pháp lý của hành vi vi phạm pháp luật mà cơ quan tiến hành tố tụng đang xử lý.
- Giúp cho thân chủ đưa ra định hướng, phương pháp khắc phục hậu quả, thu thập tài liệu, chứng cứ minh oan, giảm nhẹ hình phạt hoặc tìm ra sự thật khách quan của vụ án.
- Gặp gỡ làm việc với cơ quan tố tụng để bảo vệ thân chủ xử đúng pháp luật cho thân chủ.
- Luật sư gặp trực tiếp thân chủ trong trại tạm giam hoặc phối hợp với cơ quan tiến hành tố tụng hỏi cung để làm sáng tỏ vụ án.
- Trực tiếp bào chữa cho thân chủ tại phiên tòa.
- Đối với vụ án hình sự, luật sư càng vào sớm sẽ có tác dụng trong việc chứng minh sự thật khách quan khi hồ sơ vụ án chưa bị khép, cơ quan điều tra đang chứng minh, làm sáng tỏ tình tiết, hành vi, nội dung vụ án. Hạn chế tối đa nhất việc oan, sai hoặc áp dụng hình phạt quá nặng trong việc giải quyết các vụ án hình sự. Điều quan trọng giúp cho thân chủ tránh tối đa lãng phí chi phí không cần thiết và đạt được hiệu quả tối đa trong khi giải quyết công việc.
Trên đây là bài viết tư vấn về "Luật sư được tham gia vào vụ án hình sự khi nào?" của Công ty Luật Dragon, hy vọng đem lại nhiều giá trị.
>>> Xem thêm: Chi phí thuê luật sư hình sự mới nhất
Mọi thông tin chi tiết về vấn đề pháp lý, liên hệ với chúng tôi tại:
Công ty Luật Dragon – Hotline: 1900.599.979
✉️Email: dragonlawfirm@gmail.com
🏘 Địa chỉ:
- Hà Nội:
+ Phòng 14.6, Tầng 14, Tòa nhà Vimeco, đường Phạm Hùng, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
+ Số 24 ngõ 29 Phố Trạm, phường Long Biên, quận Long Biên, TP Hà Nội
- Hải Phòng: Số 102, lô 14 đường Lê Hồng Phong, quận Hải An, TP Hải Phòng.