Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là gì? [Ví dụ + Nguyên tắc]
Cập nhập: 1/31/2023 11:11:40 AM - Công ty luật Dragon
Không phát sinh từ quan hệ hợp đồng, bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một điều khoản đặt ra nhằm bảo vệ quyền lợi của một bên trước hành vi xâm phạm quyền và lợi ích của một bên còn lại. Pháp luật quy định về vấn đề này ra sao, hãy cùng Luật Dragon đi vào tìm hiểu chi tiết.
1. Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là gì?
Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là trách nhiệm phát sinh đối với một cá nhân khi họ có hành vi xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của một cá nhân khác.
Để hiểu hơn về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, ta đi vào phân tích cụm từ “thiệt hại ngoài hợp đồng”. Theo đó, những thiệt hại phát sinh mà không liên quan đến việc thực hiện hợp đồng giữa các chủ thể trong hợp đồng sẽ được gọi chung là thiệt hại ngoài hợp đồng.
Xảy ra thiệt hại nằm ngoài Hợp đồng, giải quyết thế nào?
>>> Tham khảo thêm tư vấn từ văn phòng luật sư giỏi tại Hà Nội nếu có câu hỏi cần giải đáp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
2. Ví dụ về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Ví dụ 1: Trong lúc say xỉn, B đã lái xe và tông vào A khiến A bị gãy tay và xe máy cũng bị hư hỏng nặng. Thông qua xác minh hiện trường, cảnh sát đã xác định lỗi trên hoàn toàn xuất phát từ B nên B có trách nhiệm bồi thường các thiệt hại đã gây ra cho A.
Ví dụ 2: Anh B bị sa thải vì hành vi ăn cắp tài sản của công ty. Vì cay cú nên B đã nhiều lần kéo người đến công ty quấy rối bằng cách ném sơn vào cổng công ty khiến công ty phải sơn sửa cổng nhiều lần. Trường hợp này, công ty có quyền yêu cầu B bồi thường toàn bộ chi phí sơn sửa cổng cũng như tổn thất tinh thần mà B đã gây ra cho công ty và nhân viên tại công ty trong thời gian gây rối nêu trên.
Ví dụ 3: Vì mâu thuẫn cá nhân nên C đã nhiều lần tung tin đồn sai lệch sự thật về B khiến B gặp nhiều ảnh hưởng về mặt vật chất và tinh thần. Từ hành vi của mình, C đã phạm tội xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác nên phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho B cũng như hình phạt khác theo quy định pháp luật.
3. Bất cập trong bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Mặc dù Bộ luật dân sự 2015 đã ra đời và thay thế cho bộ luật dân sự năm 2005 nhưng điều khoản về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường ở bộ luật cũ vẫn được áp dụng dù không còn phù hợp.
Theo đó, khi muốn yêu cầu bồi thường thiệt hại thì người bị thiệt hại phải chứng minh được lỗi cũng như hành vi trái pháp luật của người gây thiệt hại.
Tiếp theo, pháp luật vẫn chưa có quy định cụ thể về căn cứ xác định khả năng kinh tế của một người. Do vậy, trong quá trình xét xử, khi có yêu cầu giảm mức bồi thường thiệt hại, Tòa án sẽ dựa trên những đánh giá, nhận định cá nhân để đưa ra kết luận.
Pháp luật căn cứ vào đâu để xác định khả năng kinh tế của người gây thiệt hại?
Vì không có quy phạm pháp luật và dựa trên đánh giá của Tòa án nên sẽ không đảm bảo sự khách quan hay chính xác. Điều này có thể gây ảnh hưởng đến quyền lợi của người bị thiệt hại cũng như người có trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
Ngoài ra, pháp luật cũng chưa có quy định về căn cứ xác định mức độ lỗi của người bị thiệt hại nên sẽ gây khó khăn cho nhà làm luật khi xác định mức bồi thường cụ thể của bên gây thiệt hại đối với hành vi vi phạm của mình.
4. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Theo quy định pháp luật, việc bồi thường thiệt hại phải được thực hiện toàn bộ và kịp thời. Điều này nhằm đảm bảo việc tuân thủ trách nhiệm bồi thường của bên gây ra thiệt hại cũng như đảm bảo cho bên chịu thiệt hại được hưởng bồi thường một cách đầy đủ và đúng thời hạn.
Theo quy định, các bên có thể bồi thường bằng tiền hoặc hiện vật trong một hoặc nhiều lần. Đồng thời mức bồi thường có thể dựa trên sự thỏa thuận của các bên.
Dựa trên khả năng kinh tế của người gây ra thiệt hại do lỗi vô ý, Tòa án có thể xem xét giảm mức bồi thường nếu họ không đủ điều kiện hoặc không thể đáp ứng việc bồi thường theo đúng mức quy định trong thời gian lâu dài.
Đồng thời, để đảm bảo quyền lợi của bên bị hại cũng như bên gây ra thiệt hại, nếu mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì cả hai chủ thể trên đều có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền thay đổi mức bồi thường nói trên.
Kết luận
Trên đây là những vấn đề liên quan đến bồi thường thiệt hại và những bất cập của nó trong thực tiễn áp dụng mà Luật Dragon gửi đến bạn đọc. Nếu có thắc mắc về vấn đề trên, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn cụ thể bạn nhé.
>>> Xem thêm: Tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất
Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ với chúng tôi tại:
Công ty Luật Dragon – Hotline: 1900.599.979
Email: dragonlawfirm@gmail.com
Facebook: https://www.facebook.com/vanphongluatsudragon
Văn phòng Luật sư tại Hà Nội: Phòng 14.6, Tầng 14, Tòa nhà Vimeco, đường Phạm Hùng, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
Văn phòng Luật sư tại Long Biên: số 24 ngõ 29 Phố Trạm, Long Biên, Hà Nội.
Văn Phòng Luật Sư tại Hải Phòng: Số 102, lô 14 đường Lê Hồng Phong, quận Hải An, TP Hải Phòng