1. Cách lấy lại tiền khi bị lừa chuyển khoản ngân hàng
Trường hợp bị bị lừa chuyển khoản, để lấy lại được tiền bị lừa đảo, thường sẽ áp dụng theo một số cách như sau:
– Trước hết, khi vừa chuyển tiền và phát hiện việc lừa đảo thì nạn nhân thường thông báo về việc đã chuyển nhầm tiền vào tài khoản người khác cho Ngân hàng. Trong trường hợp này, khi mà nhận được thông báo, Ngân hàng sẽ tiến hành tạm thời phong toả số tiền vừa được gửi vào tài khoản bên bị lừa để có thể tiến hành xác minh xem rằng có dấu hiệu bị nhầm lẫn hay là sai sót gì không.
Bị lừa chuyển khoản ngân hàng xảy ra ngày càng nhiều trong xã hội
Bởi vì căn cứ tại khoản 4 Điều 36 Thông tư 23/2010/TT-NHNN thì khi mà lệnh thanh toán sai tên, sai địa chỉ khách hàng, số hiệu tài khoản cả người nhận Lệnh thanh toán, đúng tên nhưng lại sai số hiệu và ngược lại… thì Ngân hàng tạm thời thực hiện việc phong tỏa, tạm khóa tài khoản đến khi làm rõ và khắc phục những sai sót nêu trên. Việc làm này của Ngân hàng giúp người bị lừa đảo kéo dài thời gian, đồng thời đối tượng mà có hành vi lừa đảo sẽ tạm thời chưa chiếm đoạt được số tiền của bạn.
Trường hợp nếu tài khoản thụ hưởng bị khoá hay bị phong toả vẫn còn số tiền bạn chuyển đến, Ngân hàng sẽ trả tiền lại cho người bị hại, bị chuyển nhầm. Còn những trường hợp nếu số tiền chuyển nhầm được rút thì Ngân hàng thông báo cho chủ tài khoản, yêu cầu họ phải trả lại tiền cho bạn nhưng nếu như họ không trả thì người bị hại được lấy đó làm cơ sở để khởi kiện ra Toà án hoặc là tố cáo lên cơ quan công an để có thể đòi lại tiền.
– Sau khi thực hiện thông báo với Ngân hàng để có thể ngăn chặn được việc rút tiền mà không tìm được ra người lừa đảo, cũng không nhận lại được số tiền vì lệnh chuyển tiền không xảy ra sai sót gì thì trong trường hợp này, để có thể nhận lại số tiền bị lừa đảo, người bị hại phải làm đơn trình báo lên cơ quan công an. Trong trường hợp, biết rõ thông tin nơi mà bên lừa đảo cư trú thì người bị hại có thể làm đơn trình báo lên cơ công an nơi mà người đó cư trú. Trường hợp nếu người bị hại không biết rõ đối tượng lừa đảo, không biết được nơi cư trú của đối tượng này thì sẽ thực hiện việc trình báo ở cơ quan công an nơi người bị hại cư trú.
Việc trình báo cơ quan công an là việc cần thiết để giúp bạn có thể tìm được người có hành vi lừa đảo người khác chuyển tiền ngân hàng. Chỉ khi biết đối tượng thực hiện hành vi lừa đảo đó là ai, cư trú ở đâu thì người bị hại mới có khả năng sẽ đòi lại tài sản.
Thủ đoạn lừa đảo ngày càng tinh vi
Đồng thời, là cơ sở để cơ quan công an biết và phát hiện ra tội phạm. Bởi vì căn cứ theo quy định Điều 174 Bộ luật hình sự năm 2015, được sửa đổi ở khoản 3 Điều 2 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều Bộ luật hình sự năm 2015 thì người lừa người khác chuyển tiền qua tài khoản bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu như có một trong các dấu hiệu:
– Có hành vi sử dụng các thủ đoạn gian dối nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác. Thủ đoạn gian dối thường thể hiện ở việc đưa ra lời nói, hành vi khác gian dối, đưa ra thông tin không đúng sự thật, trái với sự thật nhưng nhằm mục đích tạo lòng tin, tin tưởng ở đối tượng có tài sản, từ đó mà lấy được tài sản từ người này rồi chiếm đoạt tài sản đó.
– Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 2.000.000 đồng trở lên; hoặc là dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc những trường hợp đã từng bị xử phạt hành chính hoặc từng bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội liên quan đến việc chiếm đoạt tài sản như tội trộm cắp tài sản, tội cướp tài sản, tội cướp giật tài sản… chưa xoá án tích nhưng lại tái phạm. Hoặc là tài sản bị chiếm đoạt xác định là phương tiện kiếm sống chính của nạn nhân và gia đình nạn nhân hoặc là việc chiếm đoạt tài sản gây ảnh hưởng đến trật tự, an ninh, và an toàn xã hội.
Trường hợp sau khi xác định được người có hành vi lừa đảo, dù chưa đủ các yếu tố để bị truy cứu trách nhiệm hình sự với người này thì văn bản kết luận cơ quan điều tra xác định hành vi vi phạm của người này, và cùng với thông tin xác định nơi cư trú của người có hành vi lừa đảo cũng là cơ sở để có thể khởi kiện người này đòi lại tài sản bị lừa đảo.
Trường hợp này, thực hiện việc tố cáo, người bị hại phải chuẩn bị đơn trình báo/đơn tố cáo về việc lừa đảo mà mình gặp phải, thực hiện việc cung các giấy tờ, chứng cứ có liên quan đến việc này cho cơ quan công an.
>>> Xem thêm: Chi phí thuê luật sư bào chữa vụ án hình sự
2. Sau bao lâu nhận lại được tiền khi tố cáo?
Tại Điều 11 của Thông tư liên tịch số 01/2017 về thời hạn giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm:
– Với các tin báo tội phạm thông thường thì Không quá 20 ngày kể từ ngày mà cơ quan có thẩm quyền nhận được đơn tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.
– Đối với tố giác, tin báo tội phạm có nhiều tình tiết phức tạp hoặc là phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm thì Có thể kéo dài thời hạn giải quyết nhưng sẽ không quá 02 tháng kể từ ngày nhận được đơn tố giác, tin báo về tội phạm.
Cần chủ động đề phòng tránh bị lừa đảo chuyển khoản
3. Mức xử phạt dành cho hành vi lừa đảo chuyển khoản
Đối với hành vi lừa đảo tiền qua mạng thì người mà thực hiện hành vi lừa đảo có thể bị phạt lên tới 10.000.000 đồng. Ngoài bị xử phạt hành chính thì người thực hiện hành vi lừa đảo qua mạng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Trên đây là những vấn đề liên quan đến cách lấy lại tiền khi bị lừa chuyển khoản ngân hàng mà chúng tôi cung cấp đến bạn.
Hãy liên hệ với Luật sư hình sư của Công ty Luật Dragon ngay nếu bị lừa đảo chuyển khoản để bảo vệ tài sản của mình một cách kịp thời.
>>> Xem ngay: Tổng đài tư vấn luật hình sự uy tín
Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ chúng tôi tại:
Công ty Luật Dragon – Hotline: 1900.599.979
Email: dragonlawfirm@gmail.com
Facebook: https://www.facebook.com/vanphongluatsudragon
Văn phòng Luật sư tại Hà Nội: Phòng 14.6, Tầng 14, Tòa nhà Vimeco, đường Phạm Hùng, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
Văn phòng Luật sư tại Long Biên: số 24 ngõ 29 Phố Trạm, Long Biên, Hà Nội.
Văn Phòng Luật Sư tại Hải Phòng: Số 102, lô 14 đường Lê Hồng Phong, quận Hải An, TP Hải Phòng.