Cấm vận quốc tế là gì? Tại sao Mỹ có thể cấm vận các nước khác?
Cập nhập: 1/2/2024 2:46:36 PM - Công ty luật Dragon
Cấm vận là một công cụ chính trị, sử dụng biện pháp kinh tế gây sức ép đến các quốc gia yếu hơn để nhằm mục đích trừng phạt, trả đũa hoặc gây sức ép thay đổi chính sách của quốc gia bị cấm vận. Vậy cụ thể cấm vận là gì? Tại sao Mỹ có thể cấm vận bất cứ nước nào mà quốc gia này muốn? Cùng Luật Dragon tìm hiểu ngay sau đây.
Cấm vận quốc tế là gì?
Khái niệm Cấm vận quốc tế
Cấm vận quốc tế là một biện pháp áp đặt những hạn chế về kinh tế từ một hoặc một nhóm quốc gia/tổ chức có nhiều quyền lực tới một quốc gia, nhóm hoặc cá nhân yếu thế hơn. Cấm vận thường được sử dụng như một công cụ để các nước lớn đạt được mục tiêu chính trị của mình trên trường quốc tế.
Một số ví dụ về cấm vận quốc tế có thể kể đến như:
-
Mỹ và các nước phương Tây cấm vận Nga do chiến dịch quân sự tại Ukraina.
-
Mỹ cấm vận Cuba với lý do “quốc hữu hoá tài sản công ty Mỹ sau cách mạng 1959” và “chế độ Cộng sản”.
-
Liên hiệp quốc cấm vận Iraq năm 1991 với lý do nước này “phát triển vũ khí hạt nhân, hoá học, sinh học”.
Tại sao Mỹ có thể cấm vận các nước khác?
Mỹ là một trong những quốc gia có nền kinh tế, quân sự và ngoại giao lớn nhất và mạnh nhất thế giới. Với vai trò là một siêu cường, Mỹ có ảnh hưởng sâu rộng đến các quốc gia và tổ chức quốc tế khác. Mỹ cũng là một thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, có quyền phủ quyết các nghị quyết của Hội đồng này. Do đó, Mỹ có thể cấm vận các nước khác mà không cần sự đồng thuận của các quốc gia hoặc tổ chức khác.
Mỹ thường sử dụng cấm vận như một công cụ chính sách đối ngoại để thực hiện các mục tiêu chính trị của mình dưới với các lý do như: bảo vệ an ninh quốc gia các lợi ích chiến lược, dân chủ - nhân quyền, ngăn chặn các mối đe dọa từ các chế độ độc tài, phi nhân đạo, hoặc ủng hộ khủng bố. Mỹ cũng thường lôi kéo các đồng minh hoặc các đối tác kinh tế của mình cùng tham gia cấm vận các nước mà Mỹ coi là đối thủ hoặc kẻ thù.
>>> Xem thêm: Giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại quốc tế
Danh sách các nước bị Mỹ cấm vận
Hiện nay, Mỹ đang áp dụng các biện pháp cấm vận đối với một số nước sau:
-
Nga
-
Trung Quốc
-
Iran
-
Syria
-
Triều Tiên
-
Venezuela
-
Myanmar
-
Cuba
Cấm vận có hiệu quả không?
Cấm vận là một biện pháp chính trị có thể mang lại những ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đối với các quốc gia bị cấm vận và các quốc gia áp dụng cấm vận. Tuy nhiên, cấm vận thường được dùng nhằm mục đích như một “quân cờ” để các nước lớn đạt được mục tiêu chính trị trên thế giới, do đó, cấm vận thường đem lại sự mâu thuẫn nhiều giữa các quốc gia hơn là sự tích cực. Một số ảnh hưởng có thể kể đến là:
-
Củng cố thế lực của nước đi cấm vận.
-
Cấm vận có thể gây ra những khó khăn về kinh tế, xã hội, văn hóa, và nhân quyền cho người dân của các quốc gia bị cấm vận, đặc biệt là những người nghèo, yếu thế và vô tội.
-
Cấm vận có thể gây ra những thiệt hại về thương mại, đầu tư, du lịch, và hợp tác quốc tế cho các quốc gia khác trên thế giới đặc biệt là những quốc gia có quan hệ kinh tế sâu rộng với các quốc gia bị cấm vận.
-
Cấm vận có thể gây ra những căng thẳng, xung đột, và đối đầu chính trị, ngoại giao, và quân sự giữa các quốc gia bị cấm vận và các quốc gia áp dụng cấm vận, đặc biệt là những quốc gia có lợi ích và quan điểm đối lập nhau.
-
Ngăn chặn các nước đang có hành vi phương hai đến an ninh thế giới, nhân quyền. Chẳng hạn như: khủng bố, phát xít,...
Tùy thuộc vào mục đích, phạm vi, thời gian, và cách thức thực thi của cấm vận, cấm vận có thể có hiệu quả cao hoặc thấp, hoặc thậm chí có thể phản tác dụng. Do đó, cấm vận là một biện pháp chính trị cần được cân nhắc kỹ lưỡng và đánh giá thường xuyên để đảm bảo rằng nó phù hợp với các nguyên tắc và tiêu chuẩn quốc tế.
Trên đây là toàn bộ giải đáp của Luật Dragon cho thắc mắc “Cấm vận là gì?” và những điều bạn cần biết về “đòn trừng phạt” kinh tế đang được nhiều nước lớn áp dụng hiện nay. Hy vọng rằng, với những thông tin trong bài viết, bạn sẽ có thêm những hiểu biết hữu ích trong quá trình tìm hiểu chính trị thế giới của mình.
>>> Xem thêm: Giải quyết tranh chấp hợp đồng vận chuyển hàng hoá