Cháu đích tôn là gì? Trách nhiệm của cháu đích tôn
Cập nhập: 2/19/2024 8:58:49 AM - Công ty luật Dragon
Cháu đích tôn là gì, được hưởng quyền lợi và nghĩa vụ như thế nào đang là thắc mắc của nhiều cháu trưởng khi phát sinh những sự kiện liên quan đến lợi ích, trách nhiệm trong gia đình/dòng họ như: thừa kế, giỗ chạp, hiếu hỉ,... Trong bài viết sau đây, Luật Dragon sẽ giải đáp cho bạn chi tiết những thắc mắc trên và những quy định pháp luật liên quan đến cháu đích tôn trong thừa kế di sản do ông bà nội để lại.
Cháu đích tôn là gì?
Khái niệm cháu đích tôn
Theo văn hoá và phong tục của người Việt Nam, cháu đích tôn (hay còn gọi là trưởng tôn) là người con trai trưởng của trưởng nam. Người này sẽ có trách nhiệm là trụ cột, đứng ra gánh vác mọi công việc chung (như giỗ chạp, hương hoả, các công việc lớn nhỏ khác,...) trong dòng họ. Ngoài ra, theo quan niệm của nhiều người, cháu đích tôn còn phải sinh được con trai để thực hiện sứ mệnh “nối dõi tông đường”.
Trong trường hợp trưởng nam chưa có con trai, con trai của thứ nam lớn tuổi nhất sẽ là cháu đích tôn. Sau đó, nếu người trưởng nam này có sinh được con trai, danh hiệu “cháu đích tôn” sẽ mặc nhiên được giao lại cho người con trai của trưởng nam đó. Trong trường hợp trưởng nam mất, cháu đích tôn sẽ thay cha đảm nhiệm mọi việc lớn nhỏ trong dòng họ - kể cả trong trường hợp các chú (thứ nam, các em trai của cha) còn sống.
>>> Xem thêm: Hàng thừa kế thứ nhất gồm những ai?
Trách nhiệm của cháu đích tôn
Trách nhiệm của cháu đích tôn
Theo văn hoá người Việt, cháu đích tôn là người phải chịu nhiều trách nhiệm không chỉ gia đình mà còn cả dòng họ, cụ thể như sau:
-
Chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, ông bà và thực hiện trách nhiệm giáo dục các em, con cháu về nề nếp trong gia đình.
-
Thờ cúng ông bà tổ tiên, thực hiện các nghi lễ văn hóa của gia đình và dòng họ.
-
Bảo tồn, phát triển và truyền bá các giá trị, truyền thống, phong tục, tập quán tốt của dòng họ.
-
Sinh con trai để nối dõi tông đường.
-
Gìn giữ, bảo quản và phát huy tài sản của gia đình và dòng họ.
-
Thay cha thực hiện những trách nhiệm trong gia đình, thay mặt dòng họ/gia đình đưa ra các quyết định. Trong trường hợp này, dân gian gọi là thừa trọng tôn. VD: đứng ra làm lễ tang thay cha đã mất khi ông bà nội qua đời.
Với nhiều trách nhiệm gánh vác của cháu đích tôn đã được kể như trên, nhiều người đã có quan niệm lạc hậu phải sinh bằng được con trai để thay mình thực hiện các công việc trong dòng họ khi qua đời. Điều này gây ra nhiều vấn nạn như đẻ nhiều con, trọng nam khinh nữ, lựa chọn giới tính trẻ khi sinh,... tiềm ẩn mất an ninh trật tự trong linh vực hôn nhân và gia đình.
Cháu đíᴄh tôn ᴄó đượᴄ hưởng thừa kế theo di chúc?
Câu trả lời là Có ông nội hoàn toàn có thể để lại tài sản cho cháu đích tôn của mình thông qua di chúc. Điều 624 Bộ luật Dân ѕự 2015 có quy định: “Di ᴄhúᴄ là ѕự thể hiện ý ᴄhí ᴄủa ᴄá nhân nhằm ᴄhuуển tài ѕản ᴄủa mình ᴄho người kháᴄ ѕau khi ᴄhết”. Hiểu đơn giản rằng, người để lại tài sản có quyền thừa kế cho những người mà họ mong muốn cho, tặng - bất kể là người này có trong hoặc ngoài gia đình, dòng họ. Đây là tâm nguyện chính đáng của người để lại tài sản, được pháp luật bảo vệ và công nhận.
Cháu đích tôn có được hưởng thừa kế theo pháp luật?
Câu trả lời là tuỳ thuộc vào hàng thừa kế của gia đình. Tuy cháu đích tôn được văn hoá rất xem trọng nhưng trên pháp luật, cháu đích tôn bình đẳng với các cháu khác - thậm chí là quyền sau cả các chú và cô bác con ruột của người mất (nếu người mất có thứ nam, trưởng nữ, thứ nữ). Cụ thể, theo điều 651 và 652 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định như sau:
Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Điều 652. Thừa kế thế vị
Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.
Như vậy, cháu đích tôn cũng như các cháu ruột nội ngoại khác của ông nội vừa qua đời sẽ chỉ thuộc hàng thừa kế thứ hai. Theo quy định của pháp luật tại Khoản 3 Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015, “những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản”. Do đó, cháu đích tôn chỉ có thể nhận thừa kế trong bốn trường hợp sau:
-
Ông/bà nội đã mất chỉ có duy nhất một người con là trưởng nam, người trưởng nam này chỉ có duy nhất cháu đích tôn là con. Tuy nhiên người trưởng nam lại mất trước hoặc đồng thời với ông/bà. Lúc này, cháu đích tôn và ông/bà nội còn sống sẽ được hưởng phần di sản bằng nhau hoặc cháu đích tôn sẽ nhận toàn bộ tài sản nếu không còn cả ông và bà.
-
Ông/bà nội đã mất chỉ có duy nhất một người con là trưởng nam, người trưởng nam này đã mất trước hoặc đồng thời với ông/bà. Lúc này, các cháu nội (trong đó có cháu đích tôn) và ông/bà nội còn sống sẽ được hưởng phần di sản bằng nhau.
-
Ông bà đã mất có hai hay nhiều người con trở lên, tuy nhiên tất cả những người này đều mất trước hoặc đồng thời với ông/bà và chỉ có người trưởng nam có con. Lúc này, các cháu nội (trong đó có cháu đích tôn) và ông/bà nội còn sống sẽ được hưởng phần di sản bằng nhau hoặc cháu đích tôn sẽ nhận toàn bộ tài sản nếu là là người cháu duy nhất cũng như không còn cả ông và bà.
-
Ông bà đã mất có hai hay nhiều người con trở lên, trưởng nam đã mất. Lúc này, các con của trưởng nam, cô chú ruột, con cô chú ruột đã mất và ông/bà nội còn sống sẽ được hưởng phần di sản bằng nhau.
Con gái có được gọi là cháu đích tôn không?
Câu trả lời là Không. Theo quan niệm truyền thống, con gái không được gọi là cháu đích tôn, bởi vì con gái khi kết hôn sẽ về nhà chồng và không còn tiếp nối dòng họ nữa. Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật hiện hành, con gái cũng như con trai (không phân biệt giới tính và thứ bậc) đều có quyền và nghĩa vụ bình đẳng trong gia đình và đều phải có đầy đủ trách nhiệm nuôi dưỡng, báo hiếu và là người thừa kế hợp pháp của cha mẹ.
Trong bài viết này, Luật Dragon đã giải đáp cho bạn chi tiết những câu hỏi liên quan đến cháu đích tôn là gì cũng như những quy định pháp luật liên quan đến cháu đích tôn trong thừa kế di sản do ông bà nội để lại. Hy vọng qua bài viết, bạn đã hiểu hơn về quyền và trách nhiệm của cháu đích tôn trong văn hoá Việt Nam cũng như các kiến thức pháp luật liên quan để có những xử lý phù hợp trên hoàn cảnh thực tế của bản thân mình.
>>> Xem thêm: Hàng thừa kế thứ 2 gồm những ai?