Quy định pháp luật thừa kế tài sản không có di chúc
Cập nhập: 10/19/2021 10:59:09 AM - Công ty luật Dragon
Thừa kế tài sản là một việc hệ trọng đối với các gia đình đông con cháu. Pháp Luật đã có những quy định riêng cho Luật thừa kế tài sản không có di chúc và có di chúc. Bài viết này, Luật Dragon sẽ đi sâu vào giải đáp thắc mắc lên quan đến trường hợp không có di chúc. Hy vọng sẽ giải đáp được thắc mắc của bạn
Luật thừa kế tài sản không có di chúc
1. Định nghĩa luật thừa kế tài sản không di chúc và có di chúc
Di sản được định nghĩa là tài sản của đối tượng đã mất để lại cho người thân còn sống. Tại Thời điểm mở thừa kế được tính từ khi đối tượng để lại tài sản thừa kế mất. Ở thời điểm hiện tại, pháp luật đã quy định về việc phân chia tài sản thừa kế thành 2 loại:
- Thừa kế tài sản có di chúc;
- Thừa kế tài sản không di chúc.
Luật thừa kế tài sản có di chúc để lại
Trường hợp đối tượng đã mất để lại di chúc và đặc biệt là di chúc đó hợp pháp với quy định pháp luật, việc phân chia tài sản thừa kế sẽ được thực hiện hoàn toàn theo di chúc. Có thể nói trường hợp này không hề phức tạp.
Luật thừa kế tài sản không di chúc để lại
Trường hợp đối tượng đã mất không để lại di chúc hoặc di chúc không phù hợp với quy định pháp luật, việc phân chia tài sản thừa kế sẽ được thực hiện đúng với quy định pháp luật.
>>> Xem ngay: Thuê luật sư tranh chấp đất đai giỏi - chuyên nghiệp
2. Thừa kế tài sản theo quy định pháp luật là gì?
Dựa theo điều 650 của bộ luật Dân sự, thừa kế tài sản theo pháp luật sẽ được thực thi trong các trường hợp dưới đây:
- Không để lại di chúc;
- Di chúc sai với quy định pháp luật;
- Các đối tượng thừa kế di chúc mất trước hoặc mất cùng 1 thời điểm với đối tượng đã lập ra di chúc; cơ quan hay 1 tổ chức sẽ được hưởng thừa kế di chúc không tồn tại vào ngay thời điểm đó;
- Những đối tượng được chỉ định làm người thừa kế tương ứng theo di chúc nhưng lại không có quyền hưởng tài sản hoặc có động thái từ chối nhận tài sản.
Thừa kế theo quy định của pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần tài sản dưới đây:
- Phần tài sản không được định đoạt ở di chúc;
- Phần tài sản có liên quan đến phần trong di chúc không có hiệu lực từ pháp luật;
- Phần tài sản có liên quan đến đối tượng được hưởng theo di chúc, tuy nhiên đối tượng này gặp phải một trong những trường hợp sau:
+ Không có quyền hưởng tài sản;
+ Từ chối nhận di sản;
+ Mất trước hoặc mất cùng 1 thời điểm với đối tượng lập ra di chúc;
+ Có liên quan đến cơ quan hay 1 tổ chức được hưởng tài sản theo di chúc, tuy nhiên lại không tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
Luật thừa kế tài sản không có di chúc theo quy định của pháp luật
3. Xác định hàng thừa kế của luật thừa kế tài sản không có di chúc
Các đối tượng thừa kế theo pháp luật sẽ được hưởng bằng cách xác định theo hàng thừa kế lần lượt theo thứ tự dưới đây:
Hàng thừa kế đầu tiên sẽ gồm
Vợ, chồng, cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của đối tượng đã mất.
Hàng thừa kế thứ hai sẽ gồm
- Ông bà nội, ông bà ngoại (ông bà), anh chị ruột, em ruột của đối tượng đã mất;
- Cháu ruột của đối tượng đã mất mà cụ thể đối tượng đã mất là ông bà nội, ông bà ngoại.
Hàng thừa kế cuối cùng sẽ gồm:
- Cụ nội, cụ ngoại của đối tượng đã mất;
- Bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của đối tượng đã mất;
- Cháu ruột của đối tượng đã mất mà cụ thể đối tượng đã mất là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột;
- Chắt ruột của đối tượng đã mất mà cụ thể đối tượng đã mất là cụ nội, cụ ngoại.
Hàng thừa kế của luật thừa kế tài sản không có di chúc
Các đối tượng thừa kế có cùng hàng, thì sẽ được hưởng phần tài sản tương đương nhau. Những đối tượng tại hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, trong trường hợp không còn đối tượng nào ở hàng thừa kế trước do những lý do sau:
- Đã mất;
- Không có quyền được hưởng tài sản;
- Bị truất quyền hưởng tài sản hoặc đã từ chối nhận tài sản.
4. Giải quyết tranh chấp khi phân chia tài sản không có di chúc như thế nào?
Quá trình và thủ tục giải quyết tranh chấp của trường hợp này khá tương đồng với giải quyết tranh chấp bình thường. Nhưng cần lưu ý thẩm quyền giải quyết tranh chấp được áp dụng tại điều 203 của Luật Đất đai như sau (nếu tranh chấp tài sản là đất đai):
- Tranh chấp về đất khi đương sự có giấy chứng nhận và tranh chấp tài sản có trên mảnh đất thì sẽ do tòa giải quyết;
- Tranh chấp về đất mà đương sự không có giấy chứng nhận thì chỉ được lựa chọn một trong hai phương thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau:
+ Nộp mẫu đơn để yêu cầu giải quyết tranh chấp tại ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc cấp tỉnh.
+ Khởi kiện tại tòa đúng theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
Hy vọng qua bài viết trên từ Luật Dragon, các bạn đọc đã hiểu hơn về luật thừa kế tài sản không có di chúc hoặc có di chúc cũng như những nội dung có liên quan đến vấn đề trên. Nếu còn gặp khó khăn hay thắc mắc, hãy liên hệ với chúng tôi qua https://congtyluatdragon.com/ để được giúp đỡ trong thời gian sớm nhất.
>>> Xem ngay: Dịch vụ luật sư giải quyết các vụ án tranh chấp, tranh tụng uy tín nhất Hà Nội