Bỏ trốn trước phiên tòa xét xử hình sự thì bị xử lý như thế nào?
Cập nhập: 12/16/2020 2:59:23 PM - Công ty luật Dragon
Luật sư Hà Nội tư vấn hành vi bị cáo bỏ trốn trước phiên tòa xét xử hình sự thì bị xử lý như thế nào?
Bị cáo là người đã bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử. Bị cáo có nghĩa vụ: Có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án. Trường hợp vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì có thể bị áp giải; nếu bỏ trốn thì bị truy nã. Việc bị cáo bỏ trốn trước phiên tòa xét xử có thể bị xử lý theo quy định của pháp luật. Luật sư Hà Nội chuyên hình sự sẽ tư vấn vấn đề này.
Khoản 1 Điều 290 Bộ Luật tố tụng hình sự 2015 quy định: Nếu bị cáo trốn thì Hội đồng xét xử tạm đình chỉ vụ án và yêu cầu Cơ quan điều tra truy nã bị cáo.
Việc truy nã trong giai đoạn xét xử được quy định chi tiết tại Điều 9 Thông tư liên tịch số: 13/2012/TTLT-BCA-BTP-VKSNDTC-TANDTC hướng dẫn thi hành một số quy định của Bộ Luật tố tụng hình sự và Luật thi hành hình sự về truy nã như sau:
“Điều 9. Truy nã trong giai đoạn xét xử
1. Trường hợp Viện kiểm sát đã ra quyết định truy tố bị can và đã giao bản cáo trạng cho bị can nhưng chưa chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án mà nhận được thông tin về việc bị can bỏ trốn, thì Viện kiểm sát vẫn chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án để thụ lý, xét xử và thông báo cho Tòa án biết việc bị can đã bỏ trốn để Tòa án yêu cầu Cơ quan điều tra truy nã bị can.
2. Trong trường hợp nhận được thông báo của Viện kiểm sát về việc bị can bỏ trốn sau khi đã được giao bản cáo trạng (không phân biệt hồ sơ vụ án đã được chuyển giao cho Tòa án hay chưa) cũng như trong giai đoạn chuẩn bị xét xử nếu bị can bỏ trốn thì Tòa án yêu cầu Cơ quan điều tra truy nã bị can và vẫn tiến hành các công việc theo thủ tục chung. Nếu hết thời hạn chuẩn bị xét xử quy định tại Điều 176 Bộ luật tố tụng hình sự (Điều 277 Bộ Luật TTHS 2015) mà việc truy nã bị can vẫn chưa có kết quả, thì Tòa án áp dụng Điều 180 Bộ luật tố tụng hình sự (Điều 281 Bộ Luật TTHS) ra quyết định tạm đình chỉ vụ án. Trường hợp đã mở phiên tòa mà bị cáo bỏ trốn, thì Hội đồng xét xử áp dụng khoản 1 Điều 187 Bộ luật tố tụng hình sự (khoản 1 Điều 290 Bộ Luật TTHS năm 2015) ra quyết định tạm đình chỉ vụ án và yêu cầu Cơ quan điều tra truy nã bị cáo.
3. Đối với các trường hợp được hướng dẫn tại khoản 2 Điều này mà trong vụ án có nhiều bị can, bị cáo, trong đó có bị can, bị cáo bỏ trốn, có bị can, bị cáo không bỏ trốn, thì Tòa án vẫn ra quyết định tạm đình chỉ vụ án đối với tất cả các bị can, bị cáo. Đối với bị can, bị cáo đang bị tạm giam không bỏ trốn, mà thời hạn tạm giam đã hết và nếu xét thấy cần tiếp tục tạm giam để hoàn thành việc xét xử thì Tòa án áp dụng Điều 177 Bộ luật tố tụng hình sự ra lệnh tạm giam. Nếu hết thời hạn chuẩn bị xét xử mà việc truy nã vẫn chưa có kết quả, thì Tòa án phải ra ngay quyết định đưa vụ án ra xét xử và Tòa án xét xử vắng mặt bị cáo bỏ trốn theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 187 Bộ luật tố tụng hình sự (điểm a khoản 2 Điều 290 Bộ Luật TTHS 2015).
4. Khi nhận được văn bản của Tòa án yêu cầu truy nã bị can, bị cáo, Cơ quan điều tra ra ngay quyết định truy nã và gửi thông báo quyết định truy nã theo đúng quy định tại Điều 16 Bộ luật tố tụng hình sự (Điều 231 Bộ Luật TTHS 2015) và hướng dẫn tại Điều 6 Thông tư liên tịch này. Nếu hết thời hạn 01 tháng, kể từ ngày có công văn yêu cầu mà việc truy nã vẫn chưa có kết quả thì Cơ quan điều tra ra quyết định truy nã phải thông báo cho Tòa án biết để Tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử vắng mặt người bị truy nã theo điểm a khoản 2 Điều 187 Bộ luật tố tụng hình sự (điểm a khoản 2 Điều 290 Bộ Luật TTHS 2015).
5. Trường hợp Tòa án đã yêu cầu Cơ quan điều tra truy nã bị can, bị cáo thì khi bản án của Tòa án có hiệu lực pháp luật, Tòa án không phải yêu cầu Cơ quan điều tra tiếp tục ra quyết định truy nã mới.”
Căn cứ vào quy định trên thì khi bị cáo bỏ trốn ngay trước ngày mở phiên tòa sơ thẩm thì Hội đồng xét xử tạm đình chỉ vụ án và yêu cầu Cơ quan điều tra truy nã bị cáo. Tòa án chỉ có thể xét xử vắng mặt bị cáo trong các trường hợp: Bị cáo trốn và việc truy nã không có kết quả.
Trên đây là một số ý kiến pháp lý củaLuật sư Hình sự Công ty Luật Dragon pháp luật hình sự.
>>>>Xem thêm: Dịch vụ Luật sư bào chữa cho bị cáo
Để có thể nhận thêm được những tư vấn hữu ích cũng như giải đáp được những thắc mắc liên quan. Đồng thời nhận được những dịch vụ luật sư bào chữa tốt nhất, đừng quên liên hệ với Công ty Luật Dragon ngay hôm nay:
● Tổng đài tư vấn Luật hình sự: 1900599979
● Website: http://congtyluatdragon.com
● Email: dragonlawfirm@gmail.com
● Facebook: https://www.facebook.com/vanphongluatsudragon