Công ty luật Dragon
Đoàn Luật Sư Thành Phố Hà Nội

Công ty luật Dragon

Lính dự bị nghĩa vụ quân sự là gì? Dự bị nghĩa vụ quân sự bao nhiêu ngày?

Cập nhập: 6/19/2023 12:01:52 PM - Công ty luật Dragon

Nghĩa vụ quân sự là điều vẻ vang của mỗi công dân để góp sức mình trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc. Trong đó, dự bị nghĩa vụ quân sự là một phần quan trọng của lực lượng dự bị động viên, có vai trò tham gia cùng với lực lượng chủ lực trong các hoàn cảnh khẩn cấp như chiến tranh. 

Vậy lính dự bị nghĩa vụ quân sự là gì? Quy định độ tuổi tham gia nghĩa vụ quân sự ra sao? Hãy cùng Luật Dragon tìm hiểu A-Z trong bài viết sau đây. 

1. Dự bị nghĩa vụ quân sự là gì? 

Lính dự bị nghĩa vụ quân sự là một hình thức phục vụ quân sự ngoài biên chế của quân đội, không thuộc lực lượng thường trực, và khác với việc phục vụ tại ngũ. Các công dân đã đăng ký phục vụ thuộc ngạch dự bị được gọi là quân nhân dự bị, và đây chính là là nguồn lực để xây dựng lực lượng dự bị động viên. 

Căn cứ Khoản 1 Điều 4 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015, thực hiện nghĩa vụ quân sự bao gồm phục vụ tại ngũ và dự bị của Quân đội nhân dân. Do đó, việc công dân phục vụ theo ngạch dự bị đã được coi là thực hiện Nghĩa vụ Quân sự. 

Lính dự bị nghĩa vụ quân sự là một nhánh quan trọng của lực lượng dự bị động viên. 

>>> Xem thêm: Quân nhân tại ngũ là gì?

2. Quy định độ tuổi tham gia nghĩa vụ quân sự 

Theo Điều 30 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015, công dân nam trong độ tuổi từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi phải thực hiện nghĩa vụ quân sự tại ngũ. Riêng trường hợp công dân đang theo học cao đẳng, đại học thi được tạm hoãn gọi nhập ngũ cho đến hết năm 27 tuổi. 

Độ tuổi nhập ngũ được căn cứ vào ngày tháng năm sinh trên giấy khai sinh của công dân tính đến ngày giao quân. Nếu công dân không có giấy khai sinh thì tính theo giấy tờ khác có giá trị pháp lý. 

Công dân nữ không bắt buộc phải thực hiện nghĩa vụ quân sự nhưng có thể đăng ký tình nguyện tham gia lính dự bị nghĩa vụ quân sự. Đối với công dân nữ, độ tuổi nhập ngũ là từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi. Nếu được đào tạo Cao đẳng hoặc Đại học, độ tuổi tình nguyện nhập ngũ được kéo dài tới 27 tuổi. 

3. Dự bị nghĩa vụ quân sự có phải đi khám sức khoẻ tiếp không? 

Theo Khoản 2 Điều 13 Thông tư liên tịch số 16/2016/TTLT-BYT-BQP, lính dự bị nghĩa vụ quân sự trước mỗi lần tập trung đều phải được khám, kiểm tra sức khoẻ trước mỗi đợt tập trung để đảm bảo khả năng, tiêu chuẩn huấn luyện chiến đấu. Nếu không đủ sức khoẻ, quân nhân dự bị này sẽ được loại khỏi danh sách dự bị động viên. Cụ thể như sau:  

"Điều 13. Quản lý sức khỏe quân nhân dự bị 

... 

2. Quân nhân dự bị được kiểm tra sức khỏe trước mỗi đợt tập trung huấn luyện theo kế hoạch của Hội đồng Nghĩa vụ quân sự địa phương. Những quân nhân dự bị còn đủ sức khỏe theo tiêu chuẩn được tiếp tục bố trí vào các đơn vị dự bị động viên. Trường hợp không đủ tiêu chuẩn sức khỏe, Phòng Y tế huyện thông báo bằng văn bản đến Ban Chỉ huy quân sự huyện để đưa ra khỏi danh sách dự bị động viên của địa phương. "

4. Dự bị nghĩa vụ quân sự bao nhiêu ngày? 

Theo Điều 9 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015, lính dự bị nghĩa vụ quân sự phải tham gia huấn luyện, kiểm tra, bồi dưỡng năng lực chiến đấu và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ không quá 12 tháng. Cụ thể như sau: 

+ Binh sĩ hạng 1: Tổng thời gian huấn luyện không quá 12 tháng. 

+ Binh sĩ hạng 2: Tổng thời gian huấn luyện là 6 tháng. 

Quy định này được căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 27 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 và khoản 1 Điều 15 Nghị định 14/2016/NĐ-CP: 

"Điều 27. Huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu đối với hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị 

1. Đối với hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị hạng một: 

a) Phải tham gia huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu trong đơn vị dự bị động viên với tổng thời gian không quá 12 tháng; "

"Điều 15. Thời gian, nội dung huấn luyện và việc chuyển hạng cho binh sĩ dự bị hạng hai thành binh sĩ dự bị hạng một 

1. Thời gian huấn luyện: 06 tháng. "

Lời kết

Dự bị nghĩa vụ quân sự là một phần quan trọng của lực lượng dự bị động viên, có vai trò hỗ trợ cho lực lượng chủ lực trong các hoàn cảnh khẩn cấp như chiến tranh. Để thực hiện nghĩa vụ dự bị quân sự, công dân cần nắm rõ các quy định về độ tuổi, sức khỏe, thời hạn phục vụ và lệnh gọi huấn luyện tập trung định kỳ.  

Hy vọng thông qua bài viết, Luật Dragon đã giúp bạn hiểu thêm về lính dự bị nghĩa vụ quân sự và những thông tin liên quan đến để bản thân thực hiện, chấp hành đúng theo quy định pháp luật.  

>>> Xem thêm: Lệnh gọi nhập ngũ phải đưa trước cho dân bao nhiêu ngày?

Nếu có nhu cầu tư vấn về các vấn đề pháp lý, liên hệ với chúng tôi tại:

Công ty Luật Dragon – Hotline: 1900.599.979(Miễn phí)

Email: dragonlawfirm@gmail.com

Facebook: https://www.facebook.com/vanphongluatsudragon

Văn phòng Luật sư tại Hà Nội: Phòng 14.6, Tầng 14, Tòa nhà Vimeco, đường Phạm Hùng, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

Văn phòng Luật sư tại Long Biên: số 24 ngõ 29 Phố Trạm, Long Biên, Hà Nội.

Văn Phòng Luật Sư tại Hải Phòng: Số 102, lô 14 đường Lê Hồng Phong, quận Hải An, TP Hải Phòng.

Hỗ trợ trực tuyến

Luật sư Nguyễn Minh Long

Điện Thoại: 098.301.9109

Tổng đài tư vấn trực tuyến:1900.599.979

Địa chỉ văn phòng: Phòng 14.6, Tòa nhà Vimeco, đường Phạm Hùng, Quận Cầu Giấy, Hà Nội.

Email: dragonlawfirm@gmail.com

DMCA Protect

DMCA.com Protection Status
zalo Phone