Chìa khóa hay cơ hội cho Luật sư Việt Nam và các hoạt động Tổ chức Luật sư nước Ngoài
Cập nhập: 5/31/2024 12:39:41 PM - Công ty luật Dragon
Nhìn từ thực tiễn bài toán tại sao Luật sư Nước ngoài có thu nhập tốt hơn luật sư trong nước. Có thể nói nhìn từ một góc độ về doanh thu Năm 2022, tại TP.HCM có 7.002 luật sư hoạt động, doanh thu đạt 3.504 tỉ đồng. Cùng kỳ có 155 luật sư nước ngoài hoạt động, doanh thu hơn 2.000 tỉ đồng.
Đối với Luật sư Nước ngoài: Luật sư Nước ngoài hành nghề tại Việt Nam được tư vấn pháp luật nước ngoài và pháp luật quốc tế, được thực hiện các dịch vụ pháp lý liên quan đến pháp luật nước ngoài, không được tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện, người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trước tòa án Việt Nam
Luật Luật sư quy định luật sư nước ngoài có nghĩa vụ tuân theo các nguyên tắc hành nghề theo quy định của pháp luật, quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam.
Đối với Luật sư trong nước được phép tư vấn, đại diện ủy quyền, tranh tụng.
Cụ thể hóa vấn đề phải nhìn nhận thực tế, luật sư nước ngoài có lợi thế về Ngoại ngữ, các luật sư Nước ngoài có kinh nghiệm trong quản lý, tổ chức nhân sự bài bản, và cách bài trí sắp xếp hồ sơ văn bản khoa học, có nguyên tắc kỷ luật tốt, và thậm chí tiêu chí để được làm việc rất áp lực, lựa chọn mục tiêu và sản phẩm cung cấp đúng sở trường và chuyên môn đào tạo, khi họ có có cơ hội nhiều hơn khi tiếp cận với khách hàng, các đối tác. Phong cách làm việc tạo được sự tín nhiệm và uy tín cao hơn. Cho nên việc khách hàng lựa chọn mặc dù bỏ ra chi phí rất lớn, thù lao luật sư Nước ngoài rất nhiều lần nhưng khách hàng vẫn tìm đến và ký kết hợp đồng. Ít nhân sự nhưng năng lượng làm việc của các luật sư rất cao, kể cả thời gian họ chuyên tâm vào công việc được giao và kế hoạch thực hiện cho đến khi hoàn thành.
Luật sư trong nước còn bị hạn chế bởi ngôn ngữ giao tiếp, các tổ chức tự quản về nhân sự, cộng sự, nếu để bài bản, chuyên nghiệp thì phải nói chúng ta cũng phải học hỏi từ Luật sư Nước ngoài rất nhiều về cách làm việc của họ. Phải thẳng thắn thừa nhận rằng nói về tố tụng, kinh nghiệm giao tiếp, văn hóa phong tục tập quán các Luật sư Việt Nam có hiểu biết sâu sắc, nhanh nhẹn, nắm bắt nhanh, không kém gì với Luật sư Nước ngoài.
Để cùng nghiên cứu một vụ án kinh doanh thương mại, tranh chấp hợp đồng kinh tế, hoặc các án khác, luật sư Việt Nam có kỹ năng rất tốt được mài dùi rèn luyện kinh qua thực tiễn tư vấn, làm việc, tham gia tố tụng, cũng như các mối quan hệ với các cơ quan tố tụng rất gần gũi và nắm bắt được vụ việc / vụ án mình đang giải quyết và luật sư Việt Nam có nhiều cách thức, phương án giải pháp để tư vấn cho khách hàng con đường đi chính xác, ngắn nhất và theo quy định pháp luật.
Nếu chỉ so sánh về doanh thu thì đáng phải suy ngẫm, tôi có cơ hội được tiếp xúc với các luật sư đồng nghiệp làm cho các hãng luật ở Nước ngoài, tiền tư vấn từ 5 triệu – 15 triệu / giờ, còn ở Việt Nam chúng ta cũng bị hạn chế không thể đưa phí tư vấn giờ đó mà áp dụng cho khách hàng được có lẽ đếm trên đầu ngón tay. Trong khi đó các luật sư Nước ngoài vẫn phải nhờ Luật sư Việt Nam tư vấn các trình tự thủ tục về tố tụng, cũng như các bước thực hiện khi vụ việc của họ đang tranh chấp tại Việt Nam.
Việc quản lý trao quyền cho tổ chức giám sát luật sư Nước ngoài thì chưa có văn bản hướng dẫn, chưa bình đẳng hoạt động luật sư Nước ngoài với luật sư Việt Nam khi chúng ta đang trong quá trình hội nhập và phát triển, theo thông lệ quốc tế.
Mở rộng hơn chỉ là ở trong nước, còn đặc biệt khi giải quyết tranh chấp Quốc tế thì sao?
Với trách nhiệm nghề nghiệp, các luật sư trong nước đã và đang thực hiện với các vụ án / vụ việc trong nước cũng góp phần đảm bảo quyền lợi cho khách hàng, cho nhân dân, đảm bảo pháp quyền cho Nhà Nước, tuy nhiên Các Luật sư Việt Nam cũng cần phải có khuynh hướng mở rộng, phát triển nghề nghiệp khi có những vụ tranh chấp mà giải quyết ở Nước Ngoài thì phải nỗ lực rất nhiều.
Bài toán cần bao giờ mới có lời giải khi với khả năng, năng lực của Luật sư Việt Nam rất hạn chế, tôi ví dụ, các vụ án kinh tế mà đưa ra Trung tâm trọng tài Quốc Tế ở Singapo hay ở các nước khác….có thể nhìn thấy Luật sư trong nước không thể đảm nhận được, và có thực hiện hay tham gia chỉ đếm trên đầu ngón tay. Việc giải quyết tranh chấp ở trung tâm Trọng tài Quốc Tế đa phần phải thuê luật sư Nước Ngoài, để họ bảo vệ quyền lợi / bào chữa cho các doanh nghiệp có vốn Nhà Nước hay các doanh nghiệp tư nhân đó là thực trạng hiện nay. Trong khi đó chi phí thuê luật sư rất cao và đắt đỏ, giá trị luật sư đem lại rất hiệu quả và hữu hiệu cung như doanh thu về cho Hãng Luật hoạt động rất tốt.
Để có cơ hội cho luật sư Việt Nam phát triển, thì phải có hành lang và có tính cấp bách đồng bộ trong việc quản lý của cơ quan chuyên môn, tạo điều kiện và cơ hội cho luật sư trong nước tham gia những vụ án kinh tế, trong nước, trong các cơ quan nhà nước để có cơ hội phát triển đóng góp cống hiến trí tuệ mà Luật sư Việt nam đã được đào tạo rèn luyện, có các cơ chế chính sách để các luật sư trong nước tiếp cận, học hỏi với những vụ án liên quan đến Quốc Tế.
Nếu chỉ so sánh tại sao luật sư Nước ngoài họ có thu nhập cao hơn chúng ta, thì trước tiên các luật sư trong nước phải nhìn từ chính mình trước, sự cố gắng tích lũy học hỏi không bao giờ là thừa, nhưng cũng một phần phải do chính sách của Nhà nước, tạo điều kiện, nên cân đối điều tiết các quan hệ pháp luật cho bình đẳng, đảm bảo lợi ích cho cho Luật sư trong nước cũng như luật sư Nước Ngoài một sân chơi công bằng văn minh hiện đại.
Luật sư Việt Nam cần phải nỗ lực hơn nữa khi có cơ hội thì mới phát huy khả năng của mình!