Công ty luật Dragon
Đoàn Luật Sư Thành Phố Hà Nội

Công ty luật Dragon

Tổng hợp 5 loại công ty phổ biến theo luật doanh nghiệp

Cập nhập: 2/20/2023 3:22:41 PM - Công ty luật Dragon

Bạn muốn thành lập doanh nghiệp nhưng không biết lựa chọn loại hình kinh doanh nào phù hợp với nhu cầu của bản thân. Hiện nay có 5 loại hình doanh nghiệp, ưu và nhược điểm của từng loại hình được cụ thể ra sao, hãy cùng Luật Dragon tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

1. Doanh nghiệp tư nhân

Doanh nghiệp tư nhân là loại hình cho phép chủ doanh nghiệp toàn quyền quyết định đối với hoạt động kinh doanh của đơn vị mình. Bên cạnh việc tự mình điều hành, chủ doanh nghiệp hoàn toàn có thể thuê người khác thay mình quản lý doanh nghiệp. 

cac-loai-cong-ty-theo-luat-doanh-nghiep-1

Chủ doanh nghiệp có toàn quyền quyết định với loại hình doanh nghiệp tư nhân

Khi lựa chọn loại hình doanh nghiệp tư nhân, chủ doanh nghiệp sẽ có những ưu thế sau:

- Có toàn quyền chủ động trong việc quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp vì mỗi doanh nghiệp tư nhân chỉ do 1 người làm chủ sở hữu.

- Giúp gia tăng sự tin tưởng cho các đối tác, khách hàng khi hợp tác với doanh nghiệp vì trách nhiệm ở đây là là trách nhiệm vô hạn.

Bên cạnh ưu điểm kể trên thì khi có vấn đề phát sinh, doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình và trách nhiệm sẽ không được giới hạn. Đây chính là nhược điểm lớn nhất khiến loại hình này ít được lựa chọn.

2. Công ty hợp danh

Công ty hợp danh là đơn vị kinh doanh có từ ít nhất 2 thành viên với vai trò là thành viên hợp danh. Ngoài 2 thành viên chủ chốt như trên, doanh nghiệp còn có thể có thêm các thành viên góp vốn.

cac-loai-cong-ty-theo-luat-doanh-nghiep-2

Thành viên hợp danh và vấn đề góp vốn thành lập công ty

Xét về ưu điểm, công ty hợp danh sẽ đem lại sự tin tưởng cao cho khách hàng vì nó dựa trên sự uy tín của các thành viên hợp danh. Ngoài ra việc điều hành của công ty cũng thuận tiện và dễ dàng hơn vì số lượng thành viên ít và có sự tin tưởng giữa các thành viên với nhau.

Nhưng cũng vì trách nhiệm vô hạn nên mức độ rủi ro của các thành viên hợp danh sẽ rất cao. Không chỉ vậy, loại hình công ty này cũng không được phép phát hành chứng khoán để gia tăng vốn nên chỉ phù hợp với những đơn vị có hoạt động trong các ngành, lĩnh vực chuyên môn.

3. Công ty TNHH 1 thành viên

Khi lựa chọn loại hình này, chủ doanh nghiệp sẽ do 1 cá nhân hay một tổ chức nắm quyền quản lý và góp vốn thành lập. Công ty sẽ có vốn điều lệ bằng tổng giá trị tài sản mà chủ công ty đã cam kết và thể hiện rõ tại Điều lệ của công ty. 

Về ưu điểm, khi chọn công ty TNHH 1 thành viên, trách nhiệm gắn với các thành viên chỉ nằm trong phạm vi số vốn mà họ đã góp vào công ty nên chủ sở hữu ít bị rủi ro.

Không chỉ vậy, mọi vấn đề liên quan đến công ty đều do chủ sở hữu quyết định và chúng sẽ không bị chi phối bởi bất kỳ cá nhân nào. Việc huy động vốn cũng dễ dàng thực hiện vì pháp luật cho phép loại hình này được phép bán trái phiếu.

Tuy được quyền huy động vốn nhưng bị giới hạn do chỉ có một thành viên và không được phép bán trái phiếu nên các doanh nghiệp cần lưu ý khi lựa chọn loại hình kể trên.

4. Công ty TNHH 2 thành viên trở lên

Sự khác biệt đầu tiên có thể kể đến của loại hình này là thành viên có thể là cá nhân hoặc tổ chức và giới hạn trong số lượng là 50 người. Khoản nợ của công ty sẽ được các thành viên chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn mà họ đã góp vào công ty.

Ưu điểm đầu tiên có thể kể đến là mức độ rủi ro thấp do bị giới hạn trong phần vốn đã góp. Vì giới hạn số lượng thành viên nên việc quản lý cũng dễ dàng hơn và loại hình này cũng được phép huy động vốn.

Tuy nhiên vì có quy mô khá lớn nên so với doanh nghiệp tư nhân hay công ty hợp danh thì loại hình này sẽ chịu sự quản lý nghiêm ngặt của pháp luật. Không chỉ vậy vì không được phát hành cổ phiếu nên việc huy động vốn cũng bị giới hạn đáng kể.

5. Công ty cổ phần

Đây là loại hình công ty được hình thành dựa trên cổ phần của các thành viên trong công ty. Theo đó vốn điều lệ sẽ được chia thành nhiều phần bằng nhau và được gọi chung với tên gọi là cổ phần. Cổ đông càng có nhiều cổ phần thì quyền hạn trong công ty càng lớn và ngược lại.

cac-loai-cong-ty-theo-luat-doanh-nghiep-3

Vấn đề huy động vốn bằng cách bán cổ phần tại công ty cổ phần

Là loại hình có trách nhiệm hữu hạn nên mức độ rủi ro của loại hình này tương đối thấp. Bên cạnh đó khả năng huy động vốn của loại hình này sẽ cao hơn so với 4 loại hình còn lại vì được phép chào bán cổ phần và cổ phiếu ra bên ngoài nên ưu điểm của loại hình này được đánh giá khá cao.

Tuy nhiên vì số lượng cổ đông lớn nên quá trình quản lý sẽ gặp nhiều khó khăn và có thể nảy sinh đối kháng giữa các cổ đông công ty. Ngoài ra, khi có chuyển nhượng cổ đông thì mức thuế TNCN áp dụng sẽ là 0.1% và sẽ không dựa trên việc công ty có phát sinh lãi hay không. Đây chính là nhược điểm và là lưu ý quan trọng mà các doanh nghiệp cần lưu ý khi muốn lựa chọn loại hình kinh doanh.

Trên đây là 5 loại công ty theo luật doanh nghiệp hiện hành mà chúng tôi tổng hợp được giúp các bạn lựa chọn đúng loại hình công ty theo đúng mong muốn.

>>> Xem thêm: Hợp đồng liên danh là gì?

Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ với chúng tôi tại:

Công ty Luật Dragon – Hotline: 1900.599.979

Email: dragonlawfirm@gmail.com

Facebook: https://www.facebook.com/vanphongluatsudragon

Văn phòng Luật sư tại Hà Nội: Phòng 14.6, Tầng 14, Tòa nhà Vimeco, đường Phạm Hùng, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

Văn phòng Luật sư tại Long Biên: số 24 ngõ 29 Phố Trạm, Long Biên, Hà Nội.

Văn Phòng Luật Sư tại Hải Phòng: Số 102, lô 14 đường Lê Hồng Phong, quận Hải An, TP Hải Phòng

>>> Xem thêm: Luật sư hình sự uy tín tại Hải Phòng

Hỗ trợ trực tuyến

Luật sư Nguyễn Minh Long

Điện Thoại: 098.301.9109

Tổng đài tư vấn trực tuyến:1900.599.979

Địa chỉ văn phòng:
Phòng 8 tầng 09 toà nhà VINACONEX DIAMOND TOWER
Số 459C Bạch Mai, phường Trương Định, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Email: dragonlawfirm@gmail.com

DMCA Protect

DMCA.com Protection Status
zalo Phone