[2023] Chống người thi hành công vụ phạt bao nhiêu?
Cập nhập: 9/15/2022 2:55:44 PM - Công ty luật Dragon
Hành vi chống phá người đang thi hành công vụ không còn là đề tài xa lạ bởi tần suất xuất hiện của hành vi nói trên trong cuộc sống hằng ngày. Vậy pháp luật có quy định thế nào về hành vi trên và các giải quyết cụ thể ra sao?
1. Người thi hành công vụ là gì?
Theo quy định thì người thi hành công vụ sẽ bao gồm các cán bộ, công chức, viên chức…được các cơ quan có thẩm quyền giao nhiệm vụ và tiến hành thực hiện theo đúng quy định. Từ đó hướng tới việc bảo vệ và phục vụ lợi ích chung của đất nước, của nhân dân và của toàn xã hội.
Hình ảnh chân thực về những chú chiến sĩ đang thi hành công vụ
2. Chống người thi hành công vụ là gì?
Hành vi dùng vũ lực hay đe dọa dùng vũ lực hay bất kỳ hành động khác khiến việc thi hành công vụ của người thi hành công vụ nói trên bị cản trở đều gọi chung là cản trở hoặc chống người thi hành công vụ. Và hành vi trên đã trái với quy định pháp luật nên sẽ bị xử lý và trừng phạt theo quy định chung.
Đánh người đang thi hành công vụ - Hành vi chống phá người thi hành công vụ
Các dấu hiệu cấu thành tội chống người thi hành công vụ:
- Về khách thể: hành vi trên xâm phạm đến quá trình thực thi nhiệm vụ của những người thi hành công vụ nói chung. Hành vi này hướng tới đối tượng là người đang thi hành công vụ.
- Về khách quan, người vi phạm sẽ có các hành vi dùng vũ lực hay đe dọa sử dụng vũ lực với cơ quan có thẩm quyền nêu trên. Bên cạnh đó, hành vi cản trở hoặc ép buộc người thi hành công vụ thực hiện hành vi trái pháp luật cũng được xếp vào tội phạm trên.
- Đây là lỗi cố ý trực tiếp. Mức phạt sẽ căn cứ vào mức độ vi phạm và có thể cấu thành các tội phạm khác nếu xảy ra các hậu quả nghiêm trọng như gây thương tích hoặc làm chết người.
- Về mặt chủ thể, hành vi này áp dụng đối với những người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự theo pháp luật quy định.
3. Chống người thi hành công vụ phạt bao nhiêu?
Vì là hành vi vi phạm pháp luật nên khi có hành vi chống phá nêu trên, người vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật. Tùy vào hành vi vi phạm cũng như mức độ mà nó sẽ được xếp vào nhóm xử lý hình sự hay chỉ xử lý hành chính.
Theo Điều 20 Nghị định 167/2013/NĐ-CP hành vi cản trở, chống lại việc thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ phải chịu các mức phạt như sau:
- Phạt tiền từ 500.000 - 1.000.000 đồng cho hành vi môi giới, tiếp tay, chỉ dẫn cho cá nhân hoặc tổ chức vi phạm trốn tránh việc kiểm tra, thanh tra, kiểm soát của người thực hiện công vụ.
- Phạt tiền từ 2.000.000 - 3.000.000 đồng đối với các hành vi:
- Cản trở hoặc không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ.
- Có lời nói, hành động lăng mạ, đe dọa, xúc phạm nhân phẩm, danh dự người thi hành công vụ.
- Xúi giục, lôi kéo hoặc kích động người khác không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra của người thi hành công vụ.
- Phạt tiền từ 3.000.000 - 5.000.000 đồng đối với các hành vi:
- Dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực để chống đối người thi hành công vụ.
- Gây thiệt hại về phương tiện, tài sản của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ.
- Đưa tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất cho người thi hành công vụ để trốn tránh xử lý vi phạm hành chính.
Xử phạt đối với người có hành vi chống phá người đang thi hành công vụ hiện nay
4. Quy định về xử lý hình sự đối với hành vi chống người thi hành công vụ
Khi đủ yếu tố cấu thành tội phạm hình sự thì hành vi trên sẽ được xử lý hình sự theo đúng quy định pháp luật. Cụ thể về các mức phạt như:
- Cải tạo không giam giữ đến 03 năm hay phạt tù từ 6 tháng đến dưới 3 năm. Mức phạt sẽ được xem xét dựa trên mức độ nguy hiểm của hành vi chống phá nêu trên.
- Nếu phạm tội có tổ chức hay phạm tội từ 2 lần đổ lên hay có hành vi xúi giục lôi kéo… thì mức phạt tù có thể lên đến từ 02 đến 07 năm.
5. Xử phạt hành chính với hành vi chống người thi hành công vụ
Nếu hành vi trên chưa đạt tới trách nhiệm hình sự thì người vi phạm sẽ bị xử lý theo trách nhiệm hành chính.
- Nếu có hành vi môi giới hay giúp sức cho một cá nhân có hành vi chống phá nêu trên trốn tránh việc kiểm soát từ người có thẩm quyền thì người giúp sức nói trên sẽ bị phạt từ 1 đến 4 triệu đồng.
- Mức phạt sẽ từ 4 đến 6 triệu nếu có hành vi cản trở việc chấp hành quy định thanh tra,kiểm soát..của cơ quan có thẩm quyền. Hoặc có lời nói hay hành vi mang ý nghĩa lăng mạ, đe dọa người đang thi hành công vụ. Hoặc tham gia tổ chức, xúi giục, …người khác không chấp hành quy định pháp luật về việc thanh tra trên.
-
Bên cạnh phạt hành chính như trên thì người vi phạm cũng phải tiến hành xin lỗi công khai với người thi hành công vụ. Hành động này có ý nghĩa răng đe, nhắc nhở và giáo dục mọi người dân để tránh lặp lại các hành vi nói trên với những người đang trong quá trình thi hành công vụ.
Trên đây là một vài quy định pháp luật về vấn đề chống người thi hành công vụ trong cuộc sống hiện nay, qua đó thể hiện mức phạt cụ thể đối với hành vi trên, tùy vào mức độ mà có mức phạt hình sự hay hành chính khác nhau.
>>> Xem thêm: Luật sư hình sự nổi tiếng tại Hà Nội
Câu hỏi thường gặp (FAQ)
1. Dùng lời lẽ lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của cảnh sát giao thông bao nhiêu tiền?
2. Chống đối cảnh sát giao thông phạt bao nhiêu?
Theo Điều 20 Nghị định 167/2013/NĐ-CP hành vi cản trở, chống lại việc thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ phải chịu các mức phạt như sau:
- Phạt tiền từ 500.000 - 1.000.000 đồng cho hành vi môi giới, tiếp tay, chỉ dẫn cho cá nhân hoặc tổ chức vi phạm trốn tránh việc kiểm tra, thanh tra, kiểm soát của người thực hiện công vụ.
- Phạt tiền từ 2.000.000 - 3.000.000 đồng đối với các hành vi:
- Cản trở hoặc không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ.
- Có lời nói, hành động lăng mạ, đe dọa, xúc phạm nhân phẩm, danh dự người thi hành công vụ.
- Xúi giục, lôi kéo hoặc kích động người khác không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra của người thi hành công vụ.
- Phạt tiền từ 3.000.000 - 5.000.000 đồng đối với các hành vi:
- Dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực để chống đối người thi hành công vụ.
- Gây thiệt hại về phương tiện, tài sản của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ.
- Đưa tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất cho người thi hành công vụ để trốn tránh xử lý vi phạm hành chính.
Nếu bạn đọc vẫn còn thắc mắc về vấn đề nêu trên hay bất cứ vấn đề pháp luật nào khác, hãy liên hệ với Luật Dragon để được giải đáp miễn phí.
Công ty Luật Dragon -
Email: dragonlawfirm@gmail.com
Website: https://congtyluatdragon.com
Facebook: https://www.facebook.com/vanphongluatsudragon
Văn phòng Luật sư đất đai Hà Nội:
- Phòng 14.6, Tầng 14, Tòa nhà Vimeco, đường Phạm Hùng, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
- Số 24 ngõ 29 Phố Trạm, Long Biên, Hà Nội.
Văn Phòng Luật Sư đất đai tại Hải Phòng: Số 102, Lô 14 đường Lê Hồng Phong, quận Hải An, Hải Phòng.