Các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính
Cập nhập: 4/20/2022 11:51:59 AM - Công ty luật Dragon
Các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính nhằm mục đích hạn chế tối đa tình trạng phát sinh hành vi vi phạm. Vậy pháp luật quy định như thế nào về các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính? Tham khảo ngay những chia sẻ bổ ích có trong bài viết dưới đây!
1. Mục đích áp dụng biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính
Hình thức xử phạt hành vi hành chính nhằm mục đích trừng trị người có hành vi vi phạm, tước bỏ các vấn đề liên quan đến pháp lý quyền và lợi ích của người vi phạm.
Biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính nhằm mục đích không để vi phạm pháp luật xảy ra
Trong khi đó, việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính nhằm mục đích không để vi phạm pháp luật xảy ra. Quá trình này giúp hạn chế tối đa khả năng gây tổn hại đến lợi ích của cá nhân, tổ chức công động trong bất kỳ tình huống bất thường nào. Pháp luật không chỉ rõ mục đích cụ thể của từng biện pháp ngăn chặn. Do đó, để xác định mục đích của các biện pháp này cần xuất pháp từ những quan điểm khác nhau và cách nhìn nhận khác nhau trong nhiều tình huống.
2. Nguyên tắc áp dụng biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính
Biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính được thực hiện dựa theo những nguyên tắc sau:
Áp dụng biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính trong các trường hợp cần thiết
- Áp dụng các biện pháp nhằm ngăn chặn và đảm bảo xử lý hành chính, người có chức vụ thẩm quyền cần phải tuân thủ đúng quy định của pháp luật về Xử lý vi phạm hành chính. Nếu vi phạm thì sẽ xử lý theo đúng quy định của pháp luật
- Áp dụng biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính trong các trường hợp cần thiết theo quy định trong Luật Xử lý vi phạm hành chính
- Người ra quyết định áp dụng các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình
- Trường hợp sử dụng vũ khí hay các công cụ hỗ trợ khác trong việc ngăn chặn và xử lý vi phạm hành chính thì phải được thực hiện theo quy định của pháp luật
3. Các biện pháp ngăn chặn hành vi vi phạm hành chính
Căn cứ theo quy định của pháp luật, các biện pháp ngăn chặn hành vi vi phạm hành chính bao gồm:
9 biện pháp ngăn chặn hành vi vi phạm hành chính
- Tạm giữ người
- Tạm giữ tang vật và các phương tiện vi phạm hành chính, tạm giữ giấy phép, chứng chỉ hành nghề
- Khám người
- Áp giải người có hành vi vi phạm
- Khám xét phương tiện vận tải, đồ vật
- Khám nơi giấu tang vật và khám xét phương tiện vi phạm hành chính
- Quản lý người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính trong thời gian làm thủ tục trục xuất
- Giao cho gia đình, tổ chức quản lý người vi phạm hành chính trong thời gian áp dụng các biện pháp xử lý hành chính
- Truy tìm đối tượng vi phạm hành chính để đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc hay cơ sở cai nghiện, trong trường hợp bỏ trốn
4. Hủy bỏ hoặc thay thế biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính trong trường hợp nào?
Pháp luật cho phép hủy bỏ hoặc thay thế biện pháp ngăn chặn hành vi vi phạm hành chính ở một trong các trường hợp sau:
- Việc áp dụng biện pháp vi phạm hành chính không còn phù hợp với mục đích và điều kiện áp dụng thì quyết định áp dụng biện pháp này được hủy bỏ
- Người có thẩm quyền sẽ quyết định áp dụng biện pháp ngăn chặn hành vi vi phạm hành chính, đồng thời hủy bỏ quyết định biện pháp ngăn chặn trước đó, nếu không thực sự cần thiết và không mang lại hiệu quả.
Áp dụng biện pháp ngăn chặn hành vi hành chính tránh để lại hậu quả xấu cho cá nhân, tổ chức và cộng đồng. Hy vọng với những chia sẻ trên đây của Luật Dragon đã giúp bạn hiểu hơn về cách áp dụng biện páp ngăn chặn trong các tình huống vi phạm. Cảm ơn bạn đọc đã quan tâm theo dõi!