Vi phạm dân sự là gì? Quy định xử lý hành vi vi phạm dân sự
Cập nhập: 2/16/2022 4:17:03 PM - Công ty luật Dragon
Vi phạm dân sự là việc vi phạm các nguyên tắc trong Bộ luật dân sự của các chủ thể và cá nhân trong xã hội. Vậy cụ thể vi phạm dân sự là gì? Pháp luật đã có những quy định như thế nào về hành vi vi phạm luật dân sự? Cùng tìm hiểu chi tiết với chúng tôi qua bài viết ngay dưới đây!
1. Tìm hiểu về hành vi vi phạm dân sự
Vi phạm dân sự là hành vi rất khá phổ biến trong xã hội hiện nay, gây ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi và nghĩa vụ của các cá nhân và tổ chức. Nội dung về hành vi vi phạm dân sự được quy định cụ thể như sau:
1.1 Vi phạm dân sự là gì?
Vi phạm dân sự xâm phạm đến quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản trong giao dịch dân sự
Vi phạm dân sự là các hành vi xâm phạm đến quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản, đã được quy định chi tiết trong Bộ Luật dân sự. Quan hệ pháp luật dân sự được Nhà nước bảo vệ bao gồm: quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp.
>>> Xem ngay: Thuê luật sư tại Hà Nội bao nhiêu tiền?
1.2 Các chế tài dân sự áp dụng
Khi có hành vi vi phạm hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự thì các chế tài dân sự sẽ được áp dụng, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể. Các chế tài dân sự được áp dụng chủ yếu đó là bồi thường thiệt hại, xin lỗi chủ thể hoặc cải chính.
Chế tài dân sự áp dụng chủ yếu là bồi thường, xin lỗi hoặc cải chính
Thông thường, các chế tài này mang tính tài sản cao, để bù đắp một phần những tổn thất về vật chất và tinh thần cho người bị hại. Sau khi đã thỏa thuận thành công, người vi phạm sẽ tiến hành bồi thường thiệt hại cho người bị hại, đồng thời triển khai các biện pháp khắc phục hậu quả (nếu có). Mục đích khi áp dụng các chế tài dân sự đó là răn đe những đối tượng vi vi phạm pháp luật. Nhằm mang lại xã hội công bằng đến cho toàn thể cá nhân và chủ thể tham gia dân sự.
2. Ví dụ về vi phạm pháp luật dân sự
Ví dụ 1: Anh Nguyễn Văn A thực hiện không đúng các quy định trong hợp đồng thuê nhà ở với anh Nguyễn Văn B
Ví dụ 2: Anh Nguyễn Văn A ký hợp đồng với Công ty xây dựng trong vòng 6 tháng là phải hoàn thành, nhưng sau 6 tháng họ chưa hoàn thành và bạn phải tiếp tục ra thuê nhà ở trong các tháng tiếp theo. Công ty xây dựng phải bồi thường tiền phát sinh thuê nhà cho bạn đó là trách nhiệm dân sự
Ví dụ 3: Nếu có người xâm phạm danh dự, danh dự của người khác cũng được coi là vi phạm quy định pháp luật dân sự.
3. Trách nhiệm dân sự khi vi phạm nghĩa vụ
Không phải lúc nào bên vi phạm nghĩa vụ dân sự cũng là người có lỗi. Việc xác định trách nhiệm dân sự phải được dựa trên những yếu tố sau:
3.1 Trách nhiệm dân sự với bên có quyền
Việc vi phạm nghĩa vụ dân sự là việc bên có nghĩa vụ dân sự đã không thực hiện nghĩa vụ đúng thời hạn hoặc thực hiện không đầy đủ, không đúng với nội dung khi tham gia giao dịch dân sự.
Bên vi phạm nghĩa vụ dân sự cần phải có trách nhiệm bồi thường và khắc phục hậu quả gây ra
Trường hợp bên có nghĩa vụ thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự do các yếu tố bất khả năng thì sẽ không phải chịu trách nhiệm dân sự. Hoặc trường hợp khác, bên có nghĩa vụ không phải chịu trách nhiệm dân sự khi chứng minh được điều này hoàn toàn là do lỗi của bên có quyền.
3.2 Trách nhiệm tiếp tục thực hiện nghĩa vụ
Khi bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình thì bên có quyền sẽ yêu cầu bên có nghĩa vụ tiếp tục thực hiện.
Trách nhiệm tiếp tục thực hiện nghĩa vụ được phát sinh khi hành vi vi phạm nghĩa vụ chưa gây ra bất kỳ thiệt hại nào. Hơn nữa, việc thực hiện nghĩa vụ cần phải còn ý nghĩa đối với bên có quyền.
4. 6 hành vi vi phạm dân sự phổ biến
Việc xác định chính xác hành vi vi phạm dân sự sẽ là căn cứ để tiến hành áp dụng chế tài xử phạt. Các hành vi vi phạm pháp luật dân sự được quy định như sau:
– Vi phạm các nguyên tắc của bộ luật dân sự;
– Vi phạm các điều cấm của bộ luật dân sự;
– Vi phạm nghĩa vụ dân sự;
– Vi phạm hợp đồng dân sự;
– Vi phạm pháp luật dân sự ngoài hợp đồng;
– Các vi phạm khác đối với quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân dân sự.
5. Chậm thực hiện nghĩa vụ dân sự
Chậm thực hiện nghĩa vụ dân sự tức là nghĩa vụ dân sự chưa được thực hiện hoặc chỉ thực hiện được một phần, trong khi thời hạn thực hiện nghĩa vụ đã hết. Bên chậm thực hiện nghĩa vụ cần phải thông báo ngay cho bên có quyền biết về việc không thực hiện nghĩa vụ theo đúng thời hạn để có phương án khắc phục hậu quả kịp thời.
6. Hoãn nghĩa việc thực hiện nghĩa vụ dân sự
Vì lý do khách quan hoặc chủ quan nào đó mà bên thực hiện nghĩa vụ không thể thực hiện nghĩa vụ dung thời hạn. Trường hợp này cần phải thông báo ngay cho bên có quyền được biết về việc hoãn nghĩa vụ. Nếu không thông báo, bên thực hiện nghĩa vụ sẽ phải chịu toàn bộ thiệt hại phát sinh cho hành vi vi phạm dân sự của mình.
7. Chậm tiếp nhận thực hiện nghĩa vụ dân sự
Chậm thực hiện nghĩa vụ là khi đã đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên có nghĩa vụ tiến hành thực hiện nhưng bên có quyền lại không tiếp nhận việc thực hiện nghĩa vụ ấy. Bên có nghĩa vụ có thẻ gửi tài sản hoặc sử dụng các biện pháp khác để bảo quản tài sản và yêu cầu thanh toán chi phí hợp lý.
Trên đây chúng tôi đã chia sẻ đến bạn những thông tin bổ ích về hành vi vi phạm dân sự là gì. Hành vi này xảy ra rất thường xuyên trong các giao dịch dân sự. Bạn cần phải nắm bắt thật chính xác để tự bảo vệ quyền lợi cho bản thân mình.
Mọi vướng mắc của bạn đọc xin vui lòng gọi cho Công ty Luật Dragon qua số hotline: 1900.599.979 hoặc gửi email tới: dragonlawfirm@gmail.com đề được tư vấn và hỗ trợ trong thời gian sớm nhất!
>>> Tham khảo tư vấn từ TOP 10 Luật sư Hà Nội để nhận được tư vấn miễn phí về luật dân sự