Luật hôn nhân và gia đình qua các thời kỳ
Cập nhập: 2/25/2021 11:15:48 AM - Công ty luật Dragon
Luật hôn nhân và gia đình của tại Việt Nam được hình thành và phát triển từ khá sớm, trên cơ sở chọn lọc và củng cố chế độ hôn nhân qua từng thời kỳ nhằm phù hợp với từng giai đoạn lịch sử.
Luật hôn nhân và gia đình của tại Việt Nam được hình thành và phát triển từ khá sớm, trên cơ sở chọn lọc và củng cố chế độ hôn nhân qua từng thời kỳ nhằm phù hợp với từng giai đoạn lịch sử. Vì vậy, những văn bản quy phạm pháp luật đã được xây dựng luôn gắn bó với tình hình xã hội thực tế đất nước nên luôn mang tính ứng dụng thực tiễn cực cao.
Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về luật hôn nhân và gia đình qua các thời kỳ như thế nào nhé!
1. Giai đoạn trước Cách mạng tháng 8
Ngay từ trước Cách mạng tháng 8, Nhà nước ta đã chú trọng sâu sắc đến vấn đề hôn nhân và gia đình. Ở giai đoạn này, luật hôn nhân và gia đình có những đặc điểm sau:
- Việc kết hôn phải được sự đồng ý của ông bà, cha mẹ hoặc một tôn trưởng trong dòng họ,
- Duy trì chế độ hôn nhân đa thê. Tuy nhiên, pháp luật cấm người đàn ông đã có vợ chính lại cưới vợ chính khác,
Duy trì chế độ hôn nhân đa thê
- Phân biệt đối xử giữa các con: thể hiện ở sự phân biệt giữa con trai với con gái, con trong giá thú và con ngoài giá thú,
- Bảo vệ quyền gia trưởng trong gia đình,
- Duy trì quan hệ bất bình đẳng giữa vợ và chồng trong gia đình,
- Giải quyết ly hôn trên cơ sở lỗi của vợ và chống, quy định về căn cứ ly hôn riêng đối với ly hôn đơn phương và thuận tình ly hôn.
2. Giai đoạn từ 1945 – 1960
Cách mạng tháng 8 thành công là điều kiện quan trọng để khẳng định những quyền cơ bản của công dân. Hiến pháp đầu tiên được ban hành ngày 09/11/1946 và sắc lệnh số 97-SL ngày 22/05/1950 đã xóa bỏ được những hủ tục trong hôn nhân, đồng thời công nhận những quyền về dân sự, hôn nhân gia đình của toàn thể công dân Việt Nam.
Ngày 17/11/1950, Chủ tịch nước đã ban hành sắc lệnh số 159-SL, quy định rõ ràng về căn cứ, thủ tục cùng hậu quả của việc ly hôn cũng như các vấn đề liên quan khác. Đây được xem là tiền đề để hình thành các luật hôn nhân và gia đình của nước ta sau này.
3. Giai đoạn từ 1960 – 1987
Tại kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa 1 đã chính thức thông qua Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959, được quy định đầy đủ trong 6 chương với 35 điều cơ bản về các vấn đề trong quan hệ hôn nhân.
Năm 1972, miền Nam được giải phóng, để phù hợp hơn với cơ chế đất nước trong giai đoạn này, ngày 22/02/1978, Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành Thông tư 60/TATC và Chỉ thị 69/TATC ngày 24/12/1979 hướng dẫn giải quyết các vấn đề trong quan hệ hôn nhân.
4. Giai đoạn từ 1987 – 2001
Trên cơ sở kế thừa những nội dung cốt lõi của Luật hôn nhân và gia đình năm 1959, Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 đã bao quát đầy đủ về các vấn đề hôn nhân gia đình tại nước ta. Văn bản quy phạm này gồm có 10 chương với 57 điều.
Ban hành Luật hôn nhân và gia đình năm 1986
Đặc biệt, trong Luật này đã có Nghị quyết 01/NQ-HĐTP, Nghị định số 12-HĐBT cho phép người nước ngoài nhận con nuôi là trẻ em Việt Nam. Đến ngày 02/12/1993, ban hành theo Pháp lệnh hôn nhân và gia đình giữa công dân Việt Nam với công dân nước ngoài cùng Nghị định hướng dẫn chi tiết Nghị định 83/1998/NĐ-CP ngày 10/10/1998.
5. Giai đoạn từ 2001 – 2015
Ngày 09/06/2000, Quốc hội ban hành Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, thay thế cho Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986, có hiệu lực từ ngày 01/01/2001. Nội dung chính trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 hướng đến xây dựng một gia đình ấm no, hạnh phúc, bình đẳng, tiến bộ, bền vững.
6. Giai đoạn từ 2015 đến nay
Sau thời gian áp dụng khá lâu và xuất hiện nhiều điểm bất cập. Vì vậy, ngày 19/06/2014, Quốc hội đã thông qua Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thay thế cho tất các văn bản trước đó, có hiệu lực từ ngày 01/01/2015. Hiện tại, văn bản pháp luật này vẫn đang được áp dụng đến tận thời điểm này.
Ban hành Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014
Trên đây chúng tôi đã giới thiệu đến bạn Luật hôn nhân và gia đình tại Việt Nam qua các thời kỳ. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế và xã hội, Luật Hôn nhân và gia đình cũng có những bước thay đổi mạnh mẽ để đảm bảo quyền lợi và mang đến cuộc sống hạnh phúc cho toàn thể công dân. Cảm ơn bạn đọc đã theo dõi bài viết này !
>>>Xem thêm: Luật sư tư vấn Hôn nhân gia đình